Trong bối cảnh của sự phát triển theo cấp số nhân, Vietads quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề này và tìm ra một chiến lược thích hợp để tối ưu hóa tìm kiếm ngữ nghĩa. Vì mục đích của việc nghiên cứu này, tôi chọn Google làm công cụ hỗ trợ và hướng dẫn nghiên cứu tìm kiếm ngữ nghĩa bởi vì chúng tôi chắc chắn rằng nó là lựa chọn tốt nhất trong số các công cụ tìm kiếm ngày nay. Hãy cùng Vietads Online tìm hiểu về tối ưu hóa tìm kiếm ngữ nghĩa phần 2 nhé.
- Bài cần đọc: 4 cách để tối ưu hóa tìm kiếm ngữ nghĩa phần 1
2. Tìm hiểu mục đích tìm kiếm
TL; DR: Mục đích tìm kiếm và giải pháp hiệu quả của nó là nhiệm vụ số một của Google hiện nay. Tìm hiểu cách tối ưu hóa mục đích tìm kiếm bằng cách thực hiện nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa.
Bạn đang xem: Tối ưu hóa tìm kiếm ngữ nghĩa phần 2
Rõ ràng như ban ngày là trong khi Google huy động tất cả các tài nguyên để giải quyết mục đích tìm kiếm của các truy vấn, đã đến lúc cần thiết phải tìm hiểu cách tối ưu hóa nó.
Việc cần làm
1.1 Tạo các nhóm từ khóa ngữ nghĩa
Để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc tìm kiếm ngữ nghĩa, bạn cần tránh nhắm mục tiêu vào những từ khóa riêng lẻ mà thay vào đó tập trung vào các chủ đề rộng. Nó có nghĩa là bạn không cần phải tạo hàng chục trang để phục vụ cho tất cả các từ khóa mục tiêu, bạn có thể tạo một hoặc hai trang mà có đề cập đến một chủ đề cụ thể chuyên sâu và hướng tới mục đích tìm kiếm rõ ràng.
Dù bạn lựa chọn chiến lược mới nào, bạn cũng không thể làm gì mà không nghiên cứu từ khóa. Rank Tracker có thể giúp bạn tìm thấy một loạt các ý tưởng từ khóa để tạo nên các nhóm từ khóa ngữ nghĩa cho bạn. Mở công cụ và chuyển đến Keyword Research. Hãy thử các phương pháp tìm kiếm từ khóa Autocomplete Tools và Related Searches.
Nhập các cụm từ hạt giống phản ánh chủ đề mục tiêu của bạn vào hộp tìm kiếm và nhấp vào Search. Sau khi công cụ đã thu thập các ý tưởng từ khóa, bạn có thể đi sâu hơn phân tích chúng trong Keyword Sandbox, tại đây chúng được nhóm tự động theo chủ đề dựa trên các mức độ tương đồng ngữ nghĩa khác nhau. Bạn có thể sắp xếp lại các nhóm theo ý muốn của mình.
Phân tích sâu hơn các nhóm từ khóa mà bạn có và thống kê hiệu suất chính cho mỗi nhóm để xem liệu các nhóm ấy có xứng đáng với nỗ lực của bạn hay không.
Khi bạn hoàn tất việc phân tích, bạn có thể chuyển các từ khóa hoặc nhóm từ khóa tốt nhất sang modul Rank Tracking:
Sau khi di chuyển các từ khóa, bạn có thể tìm thấy chúng trong modul Target Keywords. Bạn có thể phân tích sâu hơn hoặc chỉ định nhóm từ khóa ngữ nghĩa cho các trang cụ thể trên trang web của bạn.
1.2 Kiểm tra mức độ liên quan của các từ khóa
TF-IDF là công thức về tần suất thường xuyên một từ khóa được tìm thấy trên một trang và tần suất nó được mong đợi tìm thấy trên một trang web trung bình, dựa trên một bộ tài liệu lớn hơn.
Xem thêm : Ý nghĩa của các chỉ số trong Ahref và ứng dụng trong SEO 2021
Tất nhiên nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phân bố kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, bằng cách phân tích hàng tỷ trang và thuật ngữ được sử dụng trên các trang đó, Google tìm hiểu xem cái nào trong số chúng có liên quan, những từ nào là từ đồng nghĩa và những từ nào thường xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh. Dữ liệu này cung cấp cho công cụ tìm kiếm những ý tưởng về việc thuật ngữ nào có khả năng được sử dụng trong một ngữ cảnh nào cho một truy vấn nhất định nào.
Vì vậy, bạn nên biết về mức độ liên quan của các từ khóa mục tiêu của mình khi so sánh với nội dung có liên quan.
Tôi khuyên bạn nên xem qua danh sách từ khóa của mình và lựa chọn những từ khóa hoặc nhóm từ khóa mà bạn dự định sẽ xây dựng nội dung xung quanh nó cho các trang quan trọng nhất.
Sau đó, tạo một chương trình cho trang web của bạn trong WebSite Auditor. Khi việc thu thập thông tin ban đầu hoàn tất, chuyển đến Content Analysis > TF-IDF, thêm vào một trong những trang quan trọng mà bạn muốn tối ưu hóa và gán những từ khóa đã được lựa chọn cho trang này.
Công cụ sẽ chọn ra trong kết quả tìm kiếm của Google 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu cho từ khóa của bạn để phân tích nội dung của họ và tính toán số điểm TF-IDF của mỗi lần sử dụng các cụm từ trên mỗi trang. Hơn nữa, bạn sẽ nhận được những đề xuất về việc sử dụng các từ khóa cho các trang cụ thể:
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra việc tối ưu hóa từ khóa trong các thẻ meta (như tiêu đề, mô tả meta, headings,…) trong modul phụ Page Audit. Hãy coi chừng những trạng thái Warning or Error và xem cách đối thủ cạnh tranh của bạn xử lý yếu tố trang này hoặc trang đó bằng cách chuyển sang tab Competitors:
1.3 Phát triển nội dung xoay quanh ý định của người dùng
Bạn nên hiểu rõ mục đích nào đưa người dùng đến các trang cụ thể của trang web của bạn. Có 3 loại mục đích tìm kiếm phổ biến:
- Thông tin: Khi mọi người tìm kiếm thông tin chung và thông tin cụ thể và vẫn chưa quyết định mua
Mẹo: Khi bạn tìm kiếm các truy vấn thông tin, hãy đảm bảo bạn không chỉ tập trung vào các truy vấn có thể dễ dàng được kiểm soát bởi Knowledge Graph; có nghĩa là những câu hỏi đòi hỏi những câu trả lời cuối cùng thực tế.
- Điều tra: Khi mọi người đã xử lý thông tin và cố gắng so sánh để tìm ra thứ mà họ thực sự cần.
- Giao dịch: Khi mọi người truy cập vào một trang web với ý định mua hàng.
Khi bạn tạo nội dung hoặc định hình lại chiến lược nội dung của mình, hãy xác định ý định chung mà bạn cố gắng theo đuổi cho các trang quan trọng của mình là gì. Bạn cần phải làm điều đó để tránh gặp phải các tình huống vô lý khi các trang của bạn nhận được lưu lượng truy cập từ một trang khác. Nó có thể xảy ra khi bạn nhắm tới một vài ý định với các trang cụ thể. Các trang của bạn nên bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tránh tự triệt tiêu lưu lượng truy cập.
Sau khi xử lý xong các ý định mà bạn hướng đến, hãy làm một nghiên cứu nhỏ. Truy cập vào Google hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào, cung cấp cho chúng một số truy vấn với từ khóa mục tiêu của bạn. Nghiên cứu trang đầu tiên (hoặc một vài trang đầu tiên nếu bạn đủ kiên nhẫn) trong danh sách tìm kiếm. Cố gắng tìm ra loại ý định nào được gán cho từ khóa của bạn. Đừng quên các tìm kiếm có liên quan ở cuối SERP.
Xem thêm : Robots.txt là gì? Mục đích và cách sử dụng Robots.txt hiệu quả
Ví dụ: Nếu tôi google từ khóa “red wine classification” (các loại rượu vang đỏ) chủ yếu tôi sẽ nhìn thấy kết quả ra các loại rượu khác nhau được sản xuất trên toàn thế giới, như merlot, zinfandel, carmenere,… Tuy nhiên, các kết quả đến từ Wikipedia là “Classification of wine” và “Wine” và chỉ có một kết quả về Grand Crus. Ngoài ra, các tìm kiếm có liên quan cũng đưa ra gợi ý về rượu làm từ nho trắng:
Vì vậy, bạn thấy đấy, chúng tôi đưa ra một số ý định sau đây: phân loại rượu vang đỏ, thông tin chung về rượu vang, phân loại đầy đủ rượu vang và nhiều thông tin hơn về một loại rượu vang đỏ cụ thể.
Khi bạn đã tìm ra những ý định mà người dùng thường tìm kiếm với từ khóa của bạn, hãy kiểm tra xem liệu những ý định này có trùng khớp với ý định mà bạn đang hướng tới hay không. Nếu có thì chúc mừng bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm một số khoảng trống trên SERP và lấp đầy nó bằng nội dung của mình.
Nếu không, vậy thì bạn cần phải viết lại nội dung của mình (hoặc lên kế hoạch lại cho chiến lược nội dung) để phù hợp hơn với mục đích tìm kiếm hoặc xem xét đến một trang khác (hoặc tạo một trang mới) để nhắm mục tiêu cho các từ khóa và mục đích.
1.4 Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói
Khi nói về tìm kiếm ngữ nghĩa, chúng ta cũng phải nói về tìm kiếm bằng giọng nói. Tại sao lại như vậy? Vấn đề là, khi mọi người tìm kiếm bằng giọng nói, họ có xu hướng coi các thiết bị của họ giống như con người, tức là sử dụng các truy vấn âm thanh tự nhiên. Chúng có thể rất đời thường và mơ hồ, vì vậy có sự ra đời của RankBrain. Vì vậy, tìm kiếm bằng giọng nói có một vai trò tích cực trong việc giúp cho AI hiểu được ngôn ngữ tự nhiên.
Ngoài ra, các truy vấn bằng giọng nói như vậy có ý nghĩa định hướng, bởi vì mọi người thường sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để tìm một số thông tin mà họ cần ngay lập tức. Ví dụ, quay lại với ví dụ của tôi về rượu vang, khi tôi sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói về rượu vang, khả năng cao nhất đó là tôi đang đứng trong siêu thị và không biết nên chọn gì.
Cách tốt nhất để tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói đó là suy nghĩ về tất cả các câu hỏi mà các khách hàng tiềm năng của bạn có thể sử dụng và xây dựng nội dung xung quanh những câu hỏi đó.
Bạn có thể tự mình nghĩ về những câu hỏi đó hoặc sử dụng một số trợ giúp:
- “People also ask” box: đây là vô số các câu hỏi liên quan và, một lần nữa, là một giải pháp tuyệt vời mượn ý tưởng từ chính Google. Chỉ cần google một câu hỏi bằng từ khóa mục tiêu của mình. Nó thực sự rất tuyệt vời bởi vì khi bạn nhấp vào bất kỳ câu hỏi nào, bạn sẽ thấy hiện ra một loạt các câu hỏi mới.
- Related Questions của Rank Tracker: Rank Tracker có một công cụ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều ý tưởng về việc xây dựng nội dung. Tạo một chương trình trên web của bạn, chuyển tới Keyword Research > Related Questions, nhập từ khóa của bạn vào hộp tìm kiếm và chờ danh sách xuất hiện:
Ưu điểm đó là khi bạn tối ưu hóa cho các câu hỏi, bạn cũng tối ưu hóa luôn cho các đoạn trích nổi bật bởi vì đó là những câu trả lời ngắn gọn cho các truy vấn, nhưng bạn cũng có thể thấy chúng ở trên tất cả các kết quả tìm kiếm:
Xem tiếp: Tối ưu hóa cho tìm kiếm ngữ nghĩa phần 3
Nguồn bài viết: https://www.link-assistant.com/ – Author: Valerie Niechai – Biên dịch bởi Việt Anh Trần
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.