Bỏ qua tất cả, từ khóa: Tại sao tìm kiếm giọng nói lại quan trọng hơn bạn nghĩ (và cái mà bạn có thể làm đối với dạng tìm kiếm này)
Có thể bạn quan tâm
- Làm cách nào để nghiên cứu từ khóa (keyword seo) thành công trong năm 2018
- Cách lập kế hoạch và cách viết nội dung SEO chất lượng “có tuổi thọ cao”
- Tracking Internal link với Google Tag Manager
- Làm thế nào để tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói?
- Heading là gì? và tầm quan trọng của Heading trong SEO 2021
Trong lúc bạn còn đang tối ưu cho website trên desktop (vâng, Google đã cập nhật, hầu như một nửa khoảng trống trong bảng xếp hạng tìm kiếm đã được lấp đầy bằng những kết quả có từ (Knowledge Graph Google) Biểu đồ tri thức của Google..) lúc đó bạn đột nhiên nhận ra rằng bạn cũng cần tối ưu SEO cho cả phiên bản trên di động nữa vì Google vừa thực hiện mobile- first indexing (ưu tiên index trên di động).
Bạn đang xem: Tối ưu hoá tìm kiếm cho SEO Voice search (SEO bằng giọng nói) 2018
Khi bạn đã hoàn thành tất cả những thứ cần phải làm, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản, và ở đó bạn lại biết được rằng, bạn cần tối ưu cả việc tìm kiếm bằng giọng nói cho kết quả SEO trên mobile. Ôi trời. Nhưng mà bạn biết đấy, lúc nào mọi thứ cũng sẽ thật khó khăn trước khi bạn làm nó trở nên dễ dàng hơn mà. Tất cả những gì chúng ta cần là hiểu việc tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói này thực hiện thế nào?, và kế hoạch cho những vấn đề cần làm để tối ưu ra sao ?.
1. OK, Google.
Không chỉ riêng Google, mà tất cả những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ đang đầu tư nhiều vào phát triển trợ lí ảo – bằng cách mở rộng truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói. Google có trợ lí Google, Apple có Siri, Amazon có Alexa, Microsoft có Cortana, Samsung mới đây có Bixby, Yandex đã cho ra đời Alice – trợ lí nhân tạo đầu tiên trên thị trường Nga. Thêm vào đó, còn có Amazon Echo, Google Home làm cho bạn vui vẻ với những bản nhạc, sách audio, tạo danh sách công việc, đặt báo thức, và giúp bạn điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà. Thậm chí tủ lạnh giờ đây cũng thiết kế thông minh.
Mặc dù trợ lí ảo mới xuất hiện trong một vài năm gần đây, kỉ nguyên của hiện tượng này mới chỉ đang bắt đầu, nhưng chúng ta cũng nên sẵn sàng để đón nhận những tiến bộ mới trong lĩnh vực này sớm thôi. Dù bạn có hoài nghi về nó hay không thì theo đánh giá của MindMeld, vào năm 2015, truy vấn về giọng nói đã nhảy vọt từ 0 lên tới 50 triệu lượt truy vấn một tháng. Công ty SEO HigherVisibility đã tiến hành khảo sát 2000 người sử dụng di động và nhận thấy rằng có tới 27% số người được hỏi sử dụng trợ lí ảo hàng ngày, trong khi 27% số người được hỏi khác sử dụng nó ít nhất 1 tuần 1 lần. Đây không phải là con số để có thể bỏ qua.
Trợ lí ảo được phát triển dựa trên quá trình xử lí ngôn ngữ tự nhiên. Điều này có nghĩa rằng, theo thời gian, trợ lí ảo học những mẫu duy nhất của người nói chuyện với họ, sở thích của họ tại nhà hàng, trên các phương tiện giao thông, cửa hàng, và nhiều loại hành vi khác. Dựa trên cơ sở kiến thức này, trợ lí ảo sẽ đưa ra những kết quả tìm kiếm phù hợp hoặc có liên quan, và sự đa dạng kết quả phụ thuộc vào người dùng.
Việc gia tăng trợ lí ảo đã có tác động rất mạnh vào những thương hiệu đang sử dụng các truy vấn để tăng traffic. Tìm kiếm bằng giọng nói có sự khác biệt cơ bản với các dạng tìm kiếm khác. Chúng ta sẽ nói về sự khác biệt này chi tiết hơn (và cái chúng ta có thể làm với dạng tìm kiếm này trên site của bạn). Thêm vào đó, thương mại thoại là đại diện cho một thách thức hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp thương mại vấn đang trong quá trình điều chỉnh để phù hợp với thế giới khi lượng traffic chủ yếu đến từ mobile.
Khi nhắc tới SEO, chúng ta nên hiểu rằng tất cả những thứ mà trợ lí ảo có thể làm và cái có giá trị về SEO (giống như chọn nhà hàng, mua vé…) sẽ vẫn có sức mạnh trong tìm kiếm. Mặc dù nó rõ ràng sẽ là một thị trường mới, khi chúng ta cạnh tranh để trở thành dịch vụ mà trợ lí ảo ưu tiên. Và rõ ràng cuộc cạnh tranh này khó hơn rất nhiều khi mà chỉ có một chỗ để giành.
Nếu bạn đang tự hỏi bạn cần phải làm gì để đối mặt với thách thức này và làm thế nào để nội dung của bạn có thể được nói với người dùng, hãy tham khảo các kĩ thuật có thể giúp bạn hiển thị nhiều hơn với những người truy vấn tìm kiếm dạng này.
2. Nhưng trước hết, hãy bắt đầu với điện thoại di động
Hiện nay, việc truy vấn bằng giọng nói tiện lợi hơn khi thường được kết hợp với di động, những truy vấn tìm kiếm giọng nói phổ biến nhất đều thực hiện trên di động.
Cùng với sự gia tăng việc sử dụng di động, Google đang thực hiện lập chỉ mục trên di động, việc này có lẽ sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018. Khi việc lập chỉ mục trên di động hoàn tất, thì các nội dung sẽ được lập chỉ mục trên di động trước cả trên desktop.
Trong bối cảnh này, việc tìm kiếm bằng giọng nói đang có sự gia tăng theo cấp số nhân. Không khó để hiểu được lí do tại sao. Các tìm kiếm bằng giọng nói được thực hiện rất nhanh (chúng ta nói 150 từ mỗi phút, trái ngược với việc viết 40 từ mỗi phút), thuận tiện (không cần dùng tay) và đáng tin cậy (nhận diện giọng nói ngày càng đáng tin cậy). Hãy nhìn vào những con số dưới đây.
- “Truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói năm 2016 đã tăng 35 lần so với năm 2008” theo số liệu của Google Trends thông qua Search Engine Watc
- Có hơn một nửa là các truy vấn sẽ là tìm kiếm bằng giọng nói cho đến năm 2020, theo nhận định của Google
Tất nhiên, không có gì là đáng lo ở đây cả. Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ không giết chết màn hình, cũng giống như là di động thì cũng không giết chết desktop (mặc dù đã có những lo lắng sau cái gọi là thuật toán Mobilegeddon). Tuy nhiên, điện thoại thông minh đã gắn chặt với đời sống của chúng ta tới nỗi thật khó mà tưởng tượng việc không kiểm tra điện thoại tới cả 100 lần mỗi ngày và rời khỏi nhà mà không điện thoại (nếu không có nó, chắc hẳn chúng ta sẽ có thể đối mặt với những lo lắng). Những xu hướng này hình thành nên hành vi tìm kiếm của chúng ta trên Web site và cách thức thực hiện với việc tìm kiếm.
Khi nhắc tới các truy vấn nhanh hay nói cách khác là những truy vấn chi mất 1 phút hoặc 1 vài giây, có lẽ hầu hết mọi người sẽ nghĩ tới di động. Hiện tượng này có tên micro-moments. Đó là những khoảnh khắc khi mà chúng ta bật 1 thiết bị – thường là điện thoại di động – để thực hiện một hành động liên quan tới bất cứ cái gì mà chúng ta cần hay muốn ở khoảnh khắc đó: tham khảo, tư vấn về việc mua hàng, tìm cảm hứng, chọn nhà hàng, hoặc kiểm tra vé máy bay. Google chia micro-moment thành 4 dạng:
Khoảnh khắc tôi muốn biết:
Một vài người muốn khám phá, tìm hiểu nhưng không phải họ đang thực hiện mua hàng. Họ muốn các thông tin hữu ích, thậm chí có thể chỉ là cảm hứng chứ không phải mong muốn mua hàng.
- Sự tò mò có thể được thúc đẩy bởi bất kì thứ gì và được thỏa mãn bất cứ lúc nào
- 66% người sử dụng smartphone mở điện thoại của họ lên để tìm hiểu thêm về cái mà họ thấy trên quảng cáo của tivi.
Khoảnh khắc tôi muốn đi:
Mọi người tìm kiếm doanh nghiệp địa phương, hoặc đang cân nhắc mua sản phẩm tại một cửa hàng địa phương. Điều này có nghĩa là hoạt động hữu hình của bạn đang được cân nhắc hình thành trong thời khắc đó.
- Tìm kiếm “ở gần tôi” đã tăng lên gấp 2 lần trong năm qua.
Khoảnh khắc tôi muốn làm
Khoảnh khắc như thế này xuất hiện trước hoặc sau hành động mua hàng. Có những khoảnh khắc “như thế nào để””xuất hiện khi người ta muốn được giúp đỡ để làm việc gì đó hoặc thử một thứ gì đó mới mẻ. Nội dung chính xác chính là chìa khóa cho khoảnh khắc này.
- Chúng ta tìm kiếm hướng dẫn về mọi thứ
- Những tìm kiếm “như thế nào để” trên youtube tăng lên tới 70% qua các năm.
Khoảnh khắc tôi muốn mua
Tất nhiên, có rất nhiều những khoảnh khắc như thế này. Vài người sẵn sàng để mua hàng và có thể cần tới sự giúp đỡ để quyết định mua cái gì hay mua như thế nào. Bạn khó có thể biết rằng họ sẽ tìm ra bạn , thế nên bạn phải ở đó với thông tin chính xác để có được giao dịch.
- Di động hỗ trợ mua hàng thông qua nhiều kênh.
- 82% người sử dụng di động tìm kiếm tư vấn trên điện thoại khi ở cửa hàng.
Thế nên những khoảnh khắc nhỏ này chính là chiến trường đối với các thương hiệu. 65% người dùng smartphone đồng ý rằng khi tìm kiếm trên di động, họ tìm kiếm những thông tin liên quan nhất bất kể công ty nào đang cung cấp thông tin. Sự nhanh chóng, khẩn trương là chìa khóa ở đây – bạn phải ở đó khi khoảnh khắc như này xuất hiện và bạn phải hành động nhanh chóng, hiệu quả để biến người dùng thành khách hàng tiềm năng của mình. Nói cách khác, dù có tìm kiếm bằng giọng nói hay không thì bạn vẫn phải có nội dung thân thiện với di động.
Xem thêm : Bật mí các bước quản trị đội SEO cho SEO Manager đạt hiệu quả
Vậy làm như thế nào ?
-
Sử dụng Google Search Console.
Thêm vào và xác nhận phiên bản dành cho di động của bạn trên Google Search Console (tìm nạp như google => add url muốn index => chọn điện thoại thông minh => tìm nạp và hiển thị => yêu cầu lập chỉ mục).
-
Kiểm tra tính thân thiện với di động trên các trang của bạn
Trước khi tiến hành kiểm tra, bạn cần nhớ rằng tính thân thiện với di động được đánh giá trên cơ sở trang, điều này có nghĩa bạn phải kiểm tra tính thân thiện từng lần một đối với từng landing page. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra này nhanh chóng với ứng dụng test hoặc Website auditor – tính năng kiểm tra tính thân thiện với di động của Google được tích hợp vào công cụ này.
Tạo một dự án cho site của bạn hoặc mở một dự đang có sẵn, vào mục Phân tích nội dung => Kiểm tra trang, thêm một trang mà bạn muốn phân tích, nhập keyword. Khi kiểm tra xong, chuyển qua mục các Yếu tố kỹ thuật, cuộn tới phần Khả năng sử dụng trang (di động) để kiểm tra xem liệu có bất cứ vấn đề gì được phát hiện hay không.
-
Mổ xẻ độ chuyên sâu trên di động.
Trong dự án WebSite Auditor, bạn di chuyển tới mục Preferences > Crawler Settings, cần chắc chắn rằng hộp hướng dẫn Follow robots.txt đã được kiểm tra, trong menu thả xuống cạnh đó, chọn Googlebot-Mobile. Ngay dưới đó, bạn kiểm tra mục Crawl as a specific user agent. Trong menu thả xuống của mục này, chọn user agent thứ 2 trong danh sách.
Đây là user agent mà Google sử dụng khi thu thập các trang của phiên bản di động. Nhấn OK và click button Rebuil Project. Lúc này,công cụ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ site trên di động của bạn.
-
Luôn giữ cho nguồn tài nguyên của bạn có thể được thu thập
Hãy chắc chắn rằng, site trên di động không bị chặn bởi CSS, JavaScript, hình ảnh, videos…
-
Không sử dụng Flash
Flash không được hỗ trợ sử dụng đối với hầu hết trình duyệt di động (và nhiều desktop). Vì thế để đảm bảo rằng Google ( cũng như người dùng) có thể tiếp cận toàn bộ website của bạn, cách tốt nhất là tránh sử dụng Flash trên các trang di động của bạn.
-
Tối ưu hóa thời gian tải trang
40% người tìm kiếm trên di động sẽ không đợi hơn 3 giây để tải trang trước khi bỏ qua 1 site (bạn có thể tự mình kiểm tra điều này). Nén hình ảnh của bạn theo cách đơn giản nhất để cải thiện trải nghiệm người dùng trên di động và tốc độ của trang. Bạn có thể nhận một link có sẵn để tải các hình ảnh được nén trên WebSITE Auditor. Trong dự án của mình, bạn mở mục Phân tích nội dung, chọn một trang bạn cần phân tích. Chọn Kiểm tra trang > Các yếu tố kỹ thuật, cuộn tới Tốc độ trang (desktop), click vào Uncompressed image, và nhận một link trong mục How to fix .
3. Nghiên cứu từ khóa mới
Có một sự khác nhau giữa việc tìm kiếm bằng giọng nói và nhập văn bản. Khi bạn nhập văn bản, bạn sử dụng một số từ khóa riêng rẽ miêu tả ngắn gọn cái bạn tìm kiếm. Tuy nhiên, khi bạn nói vào điện thoại hoặc bất cứ thiết bị nào khác, bạn đối xử với chúng giống như một sinh vật sống, do đó hình thành nên những truy vấn như những câu hỏi hay câu nói tự nhiên. Thực tế, như báo cáo của Google, có tới 70% các truy vấn mà trợ lí Google nhận được là hình thành bởi ngôn ngữ tự nhiên.
Bạn có thể đoán ra, việc tiếp cận nghiên cứu từ khóa cho những tìm kiếm dạng này hoàn toàn khác. Tìm kiếm bằng giọng nói là những từ khóa dài (long tail keywords)và những câu hỏi mà mọi người có thể hỏi.
Từ khóa dài ít khả năng cạnh tranh và chuyển đổi nhanh hơn. Vì thế, nếu bạn hướng tới những từ khóa, cụm từ dạng này và trả lời câu hỏi mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể hỏi, thì bạn đang có cơ hội tốt hơn để xếp hạng cho những truy vấn dạng này cũng như xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Làm như thế nào?
-
Xây dựng nội dung của bạn xoay quanh câu hỏi
Các từ để hỏi – ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào – có kết nối mạnh mẽ với các dạng truy vấn bằng giọng nói bởi vì chúng là những từ trong hội thoại thông thường. Làm thế nào để bạn có được những ý tưởng về những câu hỏi? Phương pháp nghiên cứu những câu hỏi thường gặp trong Rank Tracker sẽ hỗ trợ rất tốt cho bạn.
Trong dự án của mình, bạn chọn mục nghiên cứu từ khóa, click Đề xuất từ khóa, và chọn phương pháp nghiên cứu câu hỏi phổ biến. Nhập từ khóa của bạn và click Tiếp theo. Khi việc nghiên cứu được hoàn thành, bạn sẽ nhận được những ý tưởng cho câu hỏi liên quan từ khóa của bạn xuất hiện trên dashboard.
-
Kiểm tra mục Người dùng cũng truy vấn.
Mục “Người dùng cũng truy vấn” sẽ chỉ ra cho bạn rất nhiều những câu hỏi liên quan. Khi bạn nhấp chuột vào một trong những truy vấn, bạn sẽ nhận được thêm nhiều những truy vấn khác. Sau một vài click, một số câu hỏi có thể lặp lại, nhưng nói chung mục này giống như chiếc hộp ma thuật cho những chủ đề mới.
-
Tạo một trang Q&A (hỏi và trả lời).
Nếu có thể, thì việc tạo một trang Q&A là cách dễ nhất để tối ưu site của bạn cho những câu hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao và những cụm từ khóa hội thoại dài. Mục này sẽ bao gồm cả câu hỏi và trả lời cho những nội dung trên site cũng như các truy vấn của khách hàng. Việc sử dụng các cụm từ mà mọi người thường nói sẽ gây chú ý của người tìm kiếm hơn.
4. Trở thành Top 0 Featured Snippets.
Cái được gọi là “vị trí số 0” nằm ở trên nhất trong SERP trước các kết quả tìm kiếm và chứa một trích dẫn nổi bật – một hộp chứa một câu trả lời được cho là thông tin nhanh nhất để phản hồi lại truy vấn của người dùng. Không giống như biểu đồ tri thức của Google, hộp này chứa liên kết tới nguồn. Và chính nguồn đó có thể được tìm thấy trên trang một lần nữa ở đúng vị trí của nó. Điều này không có nghĩa liên kết đầu tiên trong SERP sẽ được hiển thị. Liên kết này có thể ở vị trí thứ 4 hoặc thậm chí là thứ 71! Thế nên chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng, vị trí số 0 là cách rất tốt để được hiển thị tốt hơn.
Bài viết hữu ích:
Với sự gia tăng về tìm kiếm trên di động và tìm kiếm giọng nói, các trích dẫn nổi bật cũng tăng giá trị. Tại sao? Hãy xem một đoạn trích như thế trông ra sao khi hiển thị trên smartphone nhé:
Cơ bản thì nó xuất hiện trên toàn màn hình! Và sau đó, hãy thử thực hiện một truy vấn bằng giọng nói đối với cùng một đối tượng cần tìm kiếm. Nó sẽ đọc cho bạn, đoán xem cái đoạn trích dẫn này là gì. Tưởng tượng rằng bạn không thể nhìn vào màn hình lúc ấy. Thì đây là câu trả lời đầu tiên cho bạn. Cảm xúc lo lắng và háo hức xuất hiện đồng thời.
Hoặc hãy lấy ví dụ từ Google Home. Khi nó phản hồi câu hỏi của người tìm kiếm với thông tin từ web, nó sẽ chỉ ra nguồn thông tin bằng cách đọc tên site và thường cũng sẽ gửi một đường dẫn tới app Google Home của người truy vấn.
Xem thêm : Danh sách Checklist SEO Onpage quan trọng năm 2018
Do đó, cái chúng ta nên đề cập tới bây giờ là làm thế nào để tối ưu những đoạn trích dẫn (future of rich snippets) này.
Tối ưu hóa như thế nào ?
-
Kiểm tra chỉ số tương tác
Website của bạn nên có chất lượng dưới con mắt của Google, để Google cân nhắc lựa chọn nội dung của bạn cho một trích dẫn nổi bật. Sử dụng Google Analytics để kiểm tra các trang liệu có thể trích dẫn hay không dựa trên đánh giá của bạn. Trước hết, hãy xem các trang có chỉ số Page Authority (PA) cao hơn, những page có backlink uy tín trỏ tới. Nếu bạn thấy các yếu tố tương tác (như tỉ lệ thoát trang, CTR, thời lượng phiên, khách truy cập mới và số lượng trang được truy cập..) thấp hơn mức trung bình, điều đó có nghĩa những trang này cần được làm nổi bật hơn.
-
Hãy làm cho nội dung của bạn có thể trích dẫn.
Bạn phải khiến cho Google thấy rằng bạn có một lượng lớn các câu trả lời. Thử sử dụng cấu trúc dữ liệu kim tự tháp đảo chiều:
- Bắt đầu với những thông tin quan trọng nhất để trả lời câu hỏi (làm theo các mẹo nghiên cứu từ khóa dài đã đề cập ở mục 3 của bài viết này)
- Chuyển tiếp sang các thông tin chi tiết ngoài câu trả lời trực tiếp và thêm các hỗ trợ trực quan
- kết hợp các ví dụ hoặc nghiên cứu tình huống
-
Tối ưu hóa định dạng
Bằng các định dạng HTML và cấu trúc dữ liệu, bạn có thể hướng Google tới các điểm cần thiết để truy xuất dữ liệu cho hộp trả lời. Hãy thử định dạng các trang đích của bạn dựa theo định dạng của các trích dẫn nổi bật
Đoạn văn: hãy nghĩ về một câu trả lời ngắn gọn cho một truy vấn có thể xảy ra, khoảng 40-50 từ, phù hợp với answer box. Định dạng đoạn văn này trong thẻ <p> trong HTML và đặt nó ngay dưới tiêu đề câu hỏi.
Các bảng biểu: Google thì thích bao gồm các bảng biểu vào trong một trích dẫn, đơn giản vì máy tính hiểu các bảng biểu dễ hơn, không giống như các đoạn văn với ngôn ngữ thông thường. Vì thế để có thêm ý nghĩa, hãy thêm vào các dữ liệu dạng bảng biểu hoặc định dạng lại đoạn văn sao cho phù hợp với dạng bảng biểu. Đánh dấu bảng trên trang của bạn bằng cách sử dụng thẻ <table>.
Danh sách: Đưa vào danh sách của bạn 1 tiêu đề (H1 hoặc H2) phù hợp với từ khóa bạn hướng tới và định dạng “các bước” của bạn như là các tiêu đề phụ. Nên nhớ rằng, Google cũng có thể tạo ra danh sách của riêng nó ở ngoài văn bản. Vì thế bạn có thể định dạng văn bản của bạn với các tiêu đề phụ ở những chỗ phù hợp. Sau đó, Google sẽ trích dẫn tiêu đề phụ của bạn và liệt kê chúng theo trình tự thời gian.
-
Yêu cầu lập lại chỉ mục
Ngay khi bạn thực hiện một số thay đổi trên trang để nó sẵn sàng được trích dẫn, hãy sử dụng Google Search Console để crawl lại trang của bạn. Rõ ràng, yêu cầu này hầu như ngay lập tức cập nhật chỉ mục trang trên Google. Điều này có nghĩa trang của bạn có thể trở thành trích dẫn nổi bật vào ngay hôm bạn thực hiện lập chỉ mục lại.
5. Local unchained.
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp, thì đây là mục thông tin dành cho bạn, bởi vì những tìm kiếm giọng nói thường tập trung vào địa điểm hơn bất kì các tìm kiếm văn bản bất kì. Như tôi đã đề cập trước đó, tìm kiếm bằng giọng nói thường xuất phát từ các thiết bị di động, và vì hầu hết các thiết bị này đều sử dụng GPS, nó cho phép người dùng thực hiện tìm kiếm không giống như cách tìm kiếm trên desktop. Nó đặc biệt liên quan tới kiểu tìm kiếm “ở gần tôi”
Vì thế, khi một người đưa ra một truy vấn khẩn về một vài nơi nào đó, dịch vụ nào đó, hãy chắc bạn ở đó, theo như Google, 3 trong số 4 người tìm kiếm những thứ ở gần họ đều là người sử dụng smartphone để ghé thăm một cửa hàng trong ngày hôm đó và 28% số tìm kiếm dạng này đưa tới hoạt động mua bán.
Làm như thế nào?
-
Thiết lập một trang Google My Business
Một tài khoản Google My Business là cái bạn phải có nếu bạn cần truy cập vào danh sách local pack (và có chỉ dẫn tới cửa hàng của bạn bằng cách đọc to cho người tìm kiếm). Cần chắc chắn rằng bạn cung cấp những thông tin chính xác và liên quan: địa chỉ, bản đồ, thông tin liên lạc và thời gian làm việc (đừng bao giờ quên để cập nhật thông tin khi có những thay đổi). Miêu tả độc đáo về công việc kinh doanh của bạn, lựa chọn đúng danh mục, và tải lên ít nhất 5 hình ảnh. Thêm nữa, nên chọn ra một hình ảnh được yêu thích có chất lượng. Không phải hình ảnh logo công ty nhưng vẫn phải ý nghĩa đại diện cho công ty bạn. Lựa chọn ảnh hình vuông, kích thước 250×250 pixel hoặc lớn hơn.
Bài viết nên đọc: 8 chiến lược đơn giản để nâng thứ hạng Local SEO của bạn
-
Nhận những nhận xét tích cực
Cố gắng để có được ít nhất 5 đánh giá trên Google vì nó rất có ý nghĩa cho việc xếp hạng local pack với Google. Nếu bạn có khách hàng hài lòng với dịch vụ, sản phẩm, hãy cố gắng thuyết phục họ để lại đánh giá. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của Googlde liên quan tới các đánh giá của khách hàng ở đây. Nên nhớ rằng bạn sẽ vẫn được đánh giá tốt nếu bạn phản hồi các nhận xét tiêu cực và đưa ra các giải pháp cho họ. Bạn có thể theo dõi những vấn đề liên quan tới thương hiệu của mình thông qua bất kì công cụ giám sát nào, Awario là một ví dụ.
-
Sử dụng Schema markup (lược đồ đánh dấu)
Việc sử dụng các microdata có thể đem lại cho bạn gia tăng thứ hạng về địa điểm đối với các từ khóa không gắn với thương hiệu. Phần local section trong Schema.org có rất nhiều danh mục khác nhau mà bạn có thể sử dụng, bao gồm địa chỉ, số điện thoại và thời gian làm việc. Sử dụng những hướng dẫn này để tiến hành đánh dấu những dữ liệu có cấu trúc.
-
Tối ưu hóa chiến dịch Adword cho tìm kiếm “ ở gần tôi”
Nếu bạn đang thực hiện một chiến dịch quảng cáo Adword cho công ty của bạn, bạn có thể tối đa khả năng hiển thị của doanh nghiệp trước những truy vấn bằng giọng nói và truy vấn thông thường bằng cách sử dụng một số mẹo sau:
- Sử dụng tiện ích mở rộng vị trí của Adwords: Khi bạn sử dụng tiện ích mở rộng vị trí trong Adwords, nó sẽ cho phép đặt các thông tin địa chỉ, số điện thoại và chỉ dẫn tới địa chỉ của bạn được hiển thị dọc theo quảng cáo. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn được hiển thị trong dạng truy vấn “ở gần tôi”
- Sử dụng quảng cáo tìm kiếm vị trí của Google Maps: Đây là loại quảng cáo xuất hiện phía trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google Maps. Bạn có thể sử dụng hướng dẫn ở đây để tìm hiểu cách sử dụng loại quảng cáo này.
Thêm một vài lời khuyên nữa:
Nếu bạn không sử dụng chức năng hỗ trợ bằng giọng nói thì sẽ rất khó để tối ưu và nắm bắt khả năng của chúng. Vì thế, hãy mua một trong số những thiết bị gia đình, tải ứng dụng về, tự mình khám phá nó, để xem gia đình và bạn của bạn tương tác với các thiết bị này như thế nào. Việc này sẽ đem tới cho bạn cảm nhận về cách mà giọng nói làm việc.
Năm 2018 là năm có khả năng rất cao sẽ có những thay đổi lớn về thiết bị di động, tìm kiếm bằng giọng nói và trí tuệ nhân tạo so với năm 2017. Không ngạc nhiên là có một số người đưa ra ý tưởng về khả năng phân tách các truy vấn bằng giọng nói trong Google Search Console bởi tối ưu hóa chúng cần có chiến thuật hơi khác so với SEO truyền thống. Chúng ta sẽ tối ưu hóa như thế nào nếu không có phân tích rõ ràng? Không có gì là tính kịch ở đây, vì điều này tất nhiên có thể làm được bởi vì chúng ta có thể tối ưu trên di động mà không biết loại truy vấn nào xuất phát từ các thiết bị thông minh. Tuy nhiên khi bạn hiểu sắc thái của mỗi dạng tìm kiếm, bạn có thể làm nên điều tuyệt vời cho việc hiển thị website của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ SEO website, Công ty thiết kế website, Dịch vụ chạy quảng cáo, Dịch vụ xây dựng vệ tinh, Dịch vụ backlink giá rẻ, Dịch vụ cloud vps.
Mọi ý kiến đánh giá vui lòng để lại comment ở dưới, xin chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết bày. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay.
Nếu copy về website vui lòng dẫn nguồn http://vietadsonline.com/ để thể hiện sự tôn trọng chất xám của người khác, xin cảm ơn.
Nguồn tại: https://www.link-assistant.com/news/voice-search-optimization.html – Author: Valerie Niechai, Edit by Việt Anh Trần
Trang chủ: http://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.