Google mới tuyên bố trong thông báo mới nhất: RankBrain (cơ cấu xếp hạng bằng máy học còn gọi là Machine learing) là yếu tố quan trọng thứ 3 trong việc xếp hạng website. Nó đang trở nên quan trọng hơn mỗi ngày, tuy nhiên, thuật toán này chưa được quan tâm nhiều. Hôm nay, Vietads xin chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất và hướng dẫn quan trọng về Google Rankbrain giúp anh em SEO nhàn hơn trong năm 2018 nếu anh em kiên nhẫn đọc kỹ bài viết này.
1. Google RankBrain là gì ?
RankBrain là thuật toán máy tự học, được Google sử dụng để sắp xếp các kết quả tìm kiếm. RankBrain giúp Google nghiên cứu và hiểu truy vấn tìm kiếm của người dùng một cách chính xác nhất.
Bạn đang xem: Google RankBrain: 6 bí mật về thuật toán mới chưa từng được tiết lộ (2018)
Vậy, RankBrain có gì khác ?
Trước khi RankBrain xuất hiện, 100% các thuật toán của Google được mã hóa và và kiểm chứng “bằng tay”. Tức là mọi thuật toán giúp cải thiện kết quả tìm kiếm và xếp hạng website được các chuyên gia của Google thử nghiệm trên nền tảng trước khi đưa ra áp dụng chính thức.
Nhưng hiện nay, RankBrain sẽ thay các kỹ sư làm việc đó một cách tự động hóa. Các kết quả tìm kiếm sẽ được cá nhân hóa đến mức tối đa. Các thuật toán cũng được cập nhật nhanh hơn và chủ động hơn.
Nói ngắn gọn: RankBrain chinh tỉnh các thuật toán theo cách của riêng nó mục đích để phù hợp với người dùng nhất khi họ tìm kiếm.
Phụ thuộc vào từ khóa tìm kiếm, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng của backlink, độ tươi mới của nội dung, độ dài nội dung, chất lượng tên miền…Sau đó, nó xem xét cách người dùng Google tương tác với kết quả tìm kiếm mới. Nếu người dùng thích thuật toán mới, nó sẽ tiến hành Update. Nếu không, RankBrain sẽ điều chỉnh trở về cách xếp hạng của thuật toán cũ.
Vậy RankBrain có thực sự hoạt động tốt hơn các thuật toán cũ chạy bằng “sức cơm” ?. Google đã yêu cầu một nhóm các kỹ sư Google xác định trang tốt nhất cho một tìm kiếm nhất định. Và cũng yêu cầu điều đó với RankBrain.
Và kết quả là RankBrain đã cho thấy sự vượt trội trong việc xếp hạng so với các kỹ sư của Google hơn 10%.
Bây giờ bạn đã thấy tổng quan về RankBrain là gì, hãy đi sâu vào cách hoạt động của RankBrain.
2. RankBrain hoạt động như thế nào ?
RankBrain có 2 nhiệm vụ chính:
1 – Hiểu truy vấn tìm kiếm ( từ khóa )
2 – Đo lường tương tác của người sử dụng với kết quả tìm kiếm ( sự hài lòng của người dùng )
Và bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần một.
2.1 Làm thế nào RankBrain hiểu mọi từ khóa mà bạn tìm kiếm.
Một vài năm trước, Google gặp phải 1 vấn đề.
15% các từ khóa người dùng tìm kiếm trên Google chưa bao giờ xuất hiện trước đó.
15% có thể không nhiều nhưng khi bạn hoạt động với hàng tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày, bạn có thể xác định khoảng 450 triệu từ khóa bị bỏ qua mỗi ngày trên Google. Thay đổi của các vấn đề xã hội, khái niệm mới bắt buộc Google phải cập nhật hằng ngày để đưa đến những nội dung tốt nhất cho người dùng mà điều này là hoàn toàn không thể làm được nếu chỉ dựa vào các thuật toán cũ.
Trước RankBrain, Google sẽ quét toàn bộ các trang, nếu bạn chứa CHÍNH XÁC từ khóa mà ai đó tìm kiếm, bạn sẽ có cơ hội được xếp hạng.
Nhưng những từ khóa đó mới xuất hiện, Google không thực sự hiểu một cách chính xác về điều mà người dùng muốn. Chính vì vậy họ chỉ gợi ý.
Ví dụ, khi bạn tìm kiếm: cái bảng điều khiển màu xám được phát triển bởi Sony. Google sẽ tìm kiếm các trang chứa thông tin như: màu xám – bảng điều khiển – được phát triển và Sony.
Ngày nay, RankBrain đã thực sự hiểu chính xác cái người dùng tìm kiếm và nó cung cấp một kết quả chính xác 100%.
Vậy điều gì đã thay đổi ? Trước đó, Google có gắng tìm các từ trùng khớp trong truy vấn tìm kiếm với các từ trong trang. Ngày nay, RankBrain cố gắng để tìm ra điều bạn thực sự muốn tìm hiểu. Bạn biết đấy, nó cố gắng giống như con người.
Vậy làm thế nào? Bằng việc nối ghép các-từ-khóa-chưa-bao-giờ-xuất-hiện để trở thành từ khóa mà Google đã từng xuất hiện.
Google RankBrain có thể đã nhận thấy, có rất nhiều người tìm kiếm cụm từ “bảng điều khiển màu tím được phát triển bởi Nitendo” và chúng đã học được rằng những người tìm kiếm cụm từ “bảng điều khiển màu tím được phát triển bởi Nitendo” muốn nhìn thấy một kết quả về một bảng điều khiển trò chơi điện tử.
Vậy nên khi ai đó tìm kiếm cụm từ “bảng điều khiển màu tím được phát triển bởi Nitendo” , Google RankBrain sẽ mang những kết quả tượng tự như những từ khóa mà nó đã biết. Chính vì vậy, nó đã đưa ra các kết quả về bảng điều khiển, trong trường hợp này là PlayStation.
Xem ngay bài viết: 11 bước để SEO web thương mại điện tử thành công
Một ví dụ nho nhỏ nhé: một thời gian trước khi Google phát hành bài post về chủ đề làm thế nào họ sử dụng mác tự học để hiểu hơn về tương tác người dùng. Trong bài viết này, Google mô tả một công nghệ được gọi là “Word2vec” – công nghệ biết từ khóa trở thành khái niệm.
Ví dụ, Google nói rằng công nghệ này “hiểu rằng: cách Paris và Pháp liên quan đến nhau giống như Berlin và Đức ( thủ đô và đất nước ) và không giống như cách Marid và Italy”
Mặc dù bài viết này không nói cụ thể về RankBrain, nhưng ta có thể hiểu RankBrain sử dụng một công nghệ tương tự.
Nói ngắn gọn: Google RankBrain vượt qua cách kết hợp từ khóa thông thường. NÓ biến điều bạn tìm kiếm thành các khái niệm và cố gắng để tìm ra trang có thể bao phủ tất cả khái niệm đó.
2.2 Làm thế nào để RankBrain đo lường sự hài lòng của người sử dụng?
RankBrain có thể tạo nên một cách hiểu từ khóa mới. Và nó có thể tinh chỉnh thuật toán của chính nó. Nhưng có 1 câu hỏi lớn:
Khi Google RankBrain hiển thị một tập hợp kết quả, làm thế nào để nó biết, liệu rằng cái gì thực sự tốt ?
Câu trả lời là: Nó quan sát phản ứng của người dùng !
Nói cách khác, RankBrain hiển thị một tập hợp cách kết quả tìm kiếm, cái mà nó nghĩ bạn sẽ thích. Nếu nhiều người thích một trang cụ thể trên kết quả tìm kiếm, nó sẽ đưa trang đó đạt thứ hạng tốt một cách nhanh hơn. Nếu bạn ghét trang đó, nó sẽ đánh rớt trang đó và thay bằng một trang khác. Và trong lần tiếp theo, khi ai đó tìm kiếm những từ khóa đó hoặc có ý nghĩa tương tự, họ sẽ thấy cách nó hoạt động tương tự.
Vậy RankBrain chính xác là quan sát điều gì ?
Nó chú ý rất nhiều vào cách bạn tương tác với kết quả tìm kiếm. Cụ thể hơn là 4 yếu tố:
1 – CTR tìm kiếm tự nhiên
2 – Dwell Time ( Thời gian ở trên trang sau khi click vào từ kết quả tìm kiếm tự nhiên )
3 – Tỉ lệ thoát
4 – Pogo-sticking ( Tỉ lệ người dùng click nút Back và thoát ra trang tìm kiếm )
Những điều này được biết đến như một dấu hiệu của: trải nghiệm người dùng (UX signals )
Hãy nhìn vào một ví dụ:
Bạn bị co một cơ ở sau lưng khi đang chơi quần vợt. Nên bạn tìm kiếm: “co cơ lưng” trên Google.
Cũng như nhiều người dùng khác, hầu hết chúng ta click vào kết quả đầu tiên. Không may mắn, đoạn mở đầu là đầy những nội dung vô nghĩa, chỉ viết cho dài (Lưng của bạn là một trong những nhóm cơ quan trọng …)
Bạn click vào nút “Back” và xem trang đứng thứ 2. Nó không tốt hơn mà đầy những lời khuyên chung chung như “nghỉ ngơi và chườm đá vào lưng”.
Vậy nên bạn click vào nút “Back” và xem trang thứ 3. Tuyện vời, kết quả chính xác với những gì bạn mong đợi. Vậy nên thay vì click vào nút “back”, bạn dành 5 phút để đọc qua về những bài tập thể lục trị liệu hàng ngày. Và bởi vì bạn đã đạt được điều bạn muốn, nên bạn sẽ không quay lại xem kết quả tìm kiếm nữa.
Hành động quay lại này được gọi là “Pogo-sticking”. Và nó là điều gì đó mà Goole RankBrain dành rất nhiều sự quan tâm, chú ý.
Nếu Google nhận thấy rằng người dùng nhanh chóng thoát khỏi trang để click vào một kết quả tìm kiếm khác, nó sẽ gửi một thông điệp mạnh tới Google: “ Đây là trang kém chất lượng ”
Đọc ngay bài viết: Google PageRank là gì?
Xem thêm : 14 cách sử dụng tham số UTM hiệu quả nhất để theo dõi chuyển đổi
Và nếu Google nhận ra rằng có rất nhiều người dùng DỪNG “Pogo-sticking” ở một kết quả tìm kiếm cụ thể nào đó, nó sẽ đưa trang đó dễ dàng tìm kiếm hơn hay nói cách khác là có một thứ hạng tốt hơn.
3. Nghiên cứu từ khóa với RankBrain
Như bạn thấy, Google hiện nay có thể hiểu được điều bạn đang tìm kiếm. Vậy có phải là phương pháp nghiên cứu từ khóa cũ đã chết ? Không hẳn vậy ! Mà thay vào đó, bạn sẽ phải thay đổi quá trình nghiên cứu từ khóa để thân thiện hơn với RankBrain.
3.1 Bỏ qua từ khóa đuôi dài đi ! Nó đã lỗi thời rồi.
Từ khóa đuôi dài (longtail keywords) đã chết !
Ngày trước, chúng ta tạo hàng trăm trang khách nhau, mỗi trang được tối ưu với một từ khóa khác nhau.
Ví dụ đơn giản: Bạn tạo ra một trang được tối ưu cho từ khóa “công cụ nghiên cứu từ khóa” và một trang khác được tối ưu cho từ khóa “công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất”. Thuật toán cũ của Google sẽ xếp hạng cho mỗi trang tướng ứng với từ khóa đuôi dài được tối ưu.
Ngày nay, RankBrain hiểu được rằng 2 mục đích tìm kiếm này về cơ bản là giống nhau. Vậy nên nó sẽ hiển thị những kết quả tìm kiếm cũng gần giống nhau.
Nói ngắn gọn, tối ưu hóa cho từ khóa đuôi dài không còn ý nghĩa gì nữa.
Vậy bạn nên làm gì thay thế ? Hãy đọc tiếp nhé …
3.2 Tối ưu hóa quanh từ khóa trung bình
Thay vì tập trung vào từ khóa đuôi dài, tôi khuyến khích việc tối ưu hóa nội dung xunh quanh các từ khóa trung bình với đuôi ngắn hơn.
Nó sẽ mang đến nhiều lượt tìm kiến hơn so với trung bình cộng các từ khóa đuôi dài nhưng nó cũng không quá cạnh tranh.
Một ví dụ nhé, ở đây có một tập hợp các từ khóa xoay quanh chủ đề về “Ăn kiêng Paleo”. Các thuật ngữ mang tính bao trùm, kết nối là những từ khóa đuôi dài.
Khi bạn tối ưu trang của mình xunh quanh các từ khóa đuôi trung bình, RankBrain sẽ tự động xếp hạng bạn theo thuật ngữ và hàng ngàn từ khóa liên quan.
Nói ngắn gọn, tôi khuyến khích tối ưu trang quanh 1 từ khóa ngắn nhất định. Sau đó, hãy để Google RankBrain đánh giá một trang của bạn theo rất nhiều những từ khóa liên quan.
3.3 Nghiên cứu từ khóa và On-page trong thế giới RankBrain
Thời gian trước, tôi quyết định viết một bài đánh giá về tất cả công cụ SEO mà tôi đã sử dụng.
Kết quả là:
Nội dung của tôi cung cấp một giá trị rất lớn trong một trang, nó leo lên TOP 5 với từ khóa mục tiêu ( trung bình ): SEO Tools.
Nhưng điều quan trọng hơn, RankBrain hiểu rằng. Trang của tôi là một khái niệm giống như: Công cụ SEO – Phần mềm SEO – Phần mềm nghiên cứu từ khóa …Và đó là lý do tại sao trang đó đạt thứ hạng với 1800 từ khóa khác nhau. Đó là sức mạnh đáng ngạc nhiên của việc tối ưu nội dung dung quanh một trang đơn và với từ khóa dài.
Vậy kinh nghiệm rút ra ở đây cho anh em SEO là gì ?
1 – Bảng nghiên cứu từ khóa chỉ lên tập trung vào các từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình. Theo mình là trên 100 trở lên.
2 – Thay vì viết nhiều bài viết, dùng số lượng áp chế chất lượng hãy tạo những nội dung có chiều sâu bằng việc đưa ra nhiều vấn với các từ khóa liên quan. Điều này cực kỳ có ích, vì anh em sẽ nhàn hạ hơn trong việc quản lý số cũng như chất lượng bài viết. Đồng thời các nội dung có chiều sâu có chiều dài đáng kể, sẽ khắc phục được vấn đề không biết viết gì trong khi 2 từ khóa quá giống nhau – vấn đề này rất dễ gây nên hiện tượng nội dung mỏng, trùng lặp. Google cực kỳ KHÔNG THÍCH điều này.
Bài viết hữu ích: Hướng dẫn tìm kiếm từ khóa dựa trên ý định (intent keywords)
4. Làm thế nào để tối ưu tiêu đề và mô tả giúp tăng CTR
Như đã nói, CTR là một trong những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng. Vậy làm sao để nhiều người click vào tiêu đề của mình ?
4.1 Bí kíp giật tít chuyên nghiệp, dễ làm
Đặt cảm xúc vào tiêu đề bài viết
Không còn gì nghi ngờ gì về khẳng định: Tiêu đề cảm xúc sẽ đem đến nhiều nhấp chuột hơn.
Đây là điều được đúc kết từ các Copywrites lão làng và trong những năm gần đây, điều nãy đã được chứng minh thông qua các nghiên cứu. Trên thực tế, CoSchedule nhận ra một sự liên quan giữa những tiêu đều cảm xúc và lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Ví dụ bạn có một tiêu đều được tối ưu chuẩn SEO một cách chung chung như:
- SEO TIPs: Làm thế nào để hoàn thành được nhiều hơn.
Không tệ ! Nhưng nó được rất ít lượt người click vào.
Và một tiêu đề chứa đầy cảm xúc và quyền năng như:
- 17 SEO TIPs giúp bạn đánh gục bất cứ từ khóa khó nào !
Không phải dễ để tạo một tiêu đề với đầy cảm xúc. Nhưng bất cứ khi nào bạn muốn, bạn đều có thể làm được.
Thêm những dấu ngoặc đơn vào cuối tiêu đề
Đây là một trong những thủ thuật nâng cao CTR cực kỳ yêu thích của tôi. Tôi đã khám phá ra TIPs này từ một nghiên cứu của HubSpot và Outbrain một vài năm trước.
Họ đã phân tích 3.3 triệu tiêu đề và họ nhận ra nằng, tiêu đề chứa ngoặc đơn giúp nó đạt CTR cao hơn 33% so với số còn lại. Trong thực tế, thủ thuật này rất hữu ích và tôi thường có xu hướng sử dụng cả các dấu ngoặc đơn trong hầu hết tiêu đề của chúng tôi.
Một vài ví dụ bạn có thể ứng dụng như:
(2018)
[Inforgarphic](Thống kê mới)
[Báo cáo](Case Study)
[mẹo đã được chứng minh]Sử dụng con số (không chỉ trong các bài viết dạng liệt kê )
Thống kê từ một vài nguồn ( Bao gồm cả Buzzsumo ) chỉ ra rằng: Con số cải thiện CTR rất hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng những con số trong tiêu đề kể cả khi nội dung của bạn không phải dạng bài viết liệt kê. Cho một ví dụ, năm ngoái tôi đã đăng bài viết này. Nó chứa không chỉ một mà 2 con số trong tiêu đề.
Gieo những từ mạnh vào tiêu đề
Sử dụng những từ ngữ mạnh sẽ giúp tiêu đề nổi bật và thu hút nhiều click hơn. Dưới dây là một vài những từ mạnh mà tôi rất yêu thích:
- Ví dụ
- Mới
- Được cung cấp
- Được xác thực
4.2 Đừng quên tối ưu mô tả để tăng CTR
Thẻ mô tả không trực tiếp giúp SEO nhanh hơn nhưng tôi nhận ra rằng: tối ưu thẻ mô tả cũng là một cách hiệu quả để tăng chỉ số CTR.
Đầu tiêu, hãy làm cho nó thật có cảm xúc
Cũng giống như tiêu đề, thẻ mô tả phải truyền tải cảm xúc.
Cho mọi người thấy lý do tại sao họ nên click vào kết quả tìm kiếm của bạn. Có phải vì nội dung của bạn toàn diện? Hay là được dựa trên nghiên cứu ? Đó là LỢI ÍCH khi người dùng đọc nội dung – Hãy đặt nó vào mô tả SEO của bạn.
Sau đó, sao chép từ khóa hoặc đoạn văn nằm trong quảng cáo AdWords để sử dụng. Cuối cùng, đặt vào mô tả từ khóa mục tiêu của bạn.
Những bài viết cần đọc ngay:
- 14 mẹo SEO hình ảnh quan trọng SEOER cần phải biết
- 8 chiến lược đơn giản để nâng thứ hạng Local SEO của bạn
- GSA search engine ranker là gì? Dùng GSA bắn link tốt hay xấu?
- Tối ưu hoá tìm kiếm cho SEO Voice search (SEO bằng giọng nói) 2018
5. Làm thế nào để tối ưu tỉ lệ thoát và Dwell Time?
Bạn có nhiều lượt Click vào kết quả tìm kiếm, điều tiếp theo cần làm là thể hiện với Google rằng người dùng thực sự cảm thấy hài lòng khi truy cập vào trang của bạn.
Có phải Google thực sự sử dụng thời gian trên trang sau khi click vào kết quả tìm kiếm của bạn ?
Dwell Time là khoảng thời gian người dùng dùng ở lại trên trang của bạn sau khi click vào kết quả tìm kiếm của bạn.
Chắc chắn rằng, khi có ai đỏ dành thời dang cho trang của bạn, đó là một điều tốt. Điều này sẽ thông báo với Google rằng: Này anh bạn, người ta yêu thích trang này. Và hãy để nó nhảy lên một vài bậc nào !
Và nếu ai đó thoát khỏi trang của bạn sau 2 giây, điều đó sẽ thông báo với Google rằng: Trang này thật tệ ! Hãy để nó rớt xuống một vài bậc nào !
Vậy về mặt logic, RankBrain đo lường Dwell Time và sự xáo trộn khi sắp xếp kết quả tìm kiếm cũng dựa trên yếu tố này.
Trên thực thế, một nhân viên Google gần đây đã nói rằng: Google đã từng thường dựa vào 100% các dấu hiệu từ việc tối ưu hóa ngoài trang (đặc biệt là các backlinks) . Mặc dù hiện nay Google vẫn sử dụng các backlinks là yếu tố trong việc xếp hạng, nhưng, người này cũng chỉ ra rằng: Google đang tích hợp các yếu tố máy tự học vào quá trình đánh giá website và backlinks. Sau đó, họ đào tạo các mô hình đánh giá website dựa trên các yếu tố: khi nào người dùng click vào một trang và ở lại trang này, khi nào họ trở lại hoặc khi họ đang cố gắng để tìm ra chính xác mối liên hệ giữa 2 yếu tố đó.
Xem thêm : Cùng Gary Illyes chuẩn bị cho Mobile First Index của Google
Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này. Khi chúng tôi phân tích một mẫu thử lớn tổ hợp các kết quả tìm kiếm, chúng tôi nhận ra rằng có một sự liên hệ giữa thứ hạng cao và tỉ lệ thoát thấp.
Bài viết hay: 7 kỹ thuật xây dựng backlink không phải SEOer nào cũng biết trong năm 2018
Làm thế nào để giảm tỉ lệ thoát và nâng cao Dwell Time
Hiện nay là thời điểm để Vietads chia sẻ một vài chiến lược đơn giản bạn có thể sử dụng để tăng cường Dwell Time cho website của mình.
1. Đẩy nội dung của bạn lên trên phần màn hình đầu tiên (đưa phần ấn tượng nhất lên đầu tiên như: mục lục bài viết)
Khi ai đó truy cập vào website của bạn từ Google, họ muốn câu hỏi của họ được trả lời ngay lập tức. Nói cách khách, họ không muốn cuộn xuống dưới để đọc nội dung của bạn.
Đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên xóa bỏ bất cứ thứ gì khiến cho nội dung của bạn tràn dưới lần cuộn chuột ở màn hình phần đầu tiên, giống như thế này:
2. Sử dụng đoạn giới thiệu ngắn ( 5 – 10 câu là tối đa ).
Dù bạn tin hay không, nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian vào đoạn mở đầu hơn là tiêu đề.
Bởi vì, đoạn mở đầu là nơi 90% người đọc quyết định người đọc ở lại hay thoát ra. Và sau rất nhiều thử nghiệm, tôi nhận ra rằng đoạn được đầu ngắn gọn hoạt động tốt nhất.
Tại sao?
Khi ai đó tìm kiếm điều gì đó trên Google, họ thực sự biết về chủ đề đó. Vậy nên họ không cần một tiêu đề kềnh càng, nhiều chữ nhưng ít thông tin. Thay vào đó, sử dụng đoạn mở đầu để nói về lợi ích của nội dung, cái mà người dùng sẽ thực sự đọc.
3. Đăng một nội dung dài và có chiều sâu
Tôi đã thử nghiệm và xu hướng này và tôi có thể nói cho bạn với sự thành thật rằng:
Nội dung dài hơn = Dwell Time lâu hơn.
Chắc chắn rằng, sẽ mất thời gian lâu hơn để đọc một bài hướng dẫn 2000 từ so với một bài 400 từ. Nhưng đây chỉ là một phần của phương trình trên. Một lý do khác khiến cho nội dung dài cải thiện Dwell Time là thực tế, nội dung dài có thể trả lời đầy đủ một truy vấn tìm kiến của người dùng.
Ví dụ khi tôi tìm kiếm: “Làm thế nào để chạy Marathon” và kết quả đầu tiên, tôi click vào một bài viết 300 từ, nó chứa những câu trả lời ngắn gọn so với câu hỏi của tôi.
Nhưng tôi rời đi vì tôi muốn thêm nhiều thông tin hơn. Tôi thoát ra để tìm thứ gì đó tốt hơn (Google gọi đây là Pogo-Sticking). Và tôi tìm ra một bài hướng dẫn có chiều sâu, cái có thể bao phủ mọi thứ tôi cần về chạy marathon. Tôi cầm cốc Café và đọc hướng dẫn đó từ đầu tới cuối. Và tôi thực sự đọc lại một vài đoạn cần thiết. Tất cả thời gian đọc của tôi giúp kéo Dwell Time thực sự hiệu quả.
Nội dung dài hoạt động hiệu quả nên tôi có xu hướng chỉ đăng những nội dung ít nhất từ 2000 từ trở nên.
4. Chia nhỏ nội dung của bạn thành các phần nhỏ hơn
Nội dung dài là tốt nhưng để người dùng đọc một bài viết hơn 2000 từ thực sự là một điều vô cùng khó khăn. Và nó còn khó hơn khi bài viết đó được trình bày như một bức tường với khối lượng khổng lồ các kí tự con chữ.
Thật may mắn, đây là một cách đơn giản đề giải quyết vấn đề này: Tiêu đề con (sub heading).
Tiêu đề con chia nhỏ nội dung của bạn thành nhiều miếng nhỏ và dễ để đọc hơn. Điều này cải thiện khả năng đọc và sau đó là Dwell Time (thời gian sống)
Tôi thường sử dụng rất nhiều tiêu đề con ở Vietads. Tôi cố gắng để đặt một tiêu đề con phù hợp sau mỗi 200 từ trong nội dung.
*** TIPs: Tránh sử dụng các tiêu đề con nhàm chán như “Backhand Drills” or “Stay Hydrated”. Thay vào đó, hãy gói tiêu đề của bạn chứa đầy cảm xúc. Ví dụ: “3 Simple Backhand Drills The Pros Use” or “What New Research Says About Staying Hydrated”.
6. Chiến lược tối ưu hóa RankBrain và bài học cụ thể !
Trong phần này, tôi sẽ chia sẻ một chiến lược nhanh chóng và hiệu quả dựa trên việc sử dụng Google RankBrain để tối ưu hóa website của bạn.
6.1 Tăng cường nhận diện thương hiệu – Cải thiện CTR
Tôi đã thực sự cho bạn thấy cách mà con số, cảm xúc và từ ngữ mạnh có thể cải thiện tỉ lệ CTR tự nhiên. Nhưng còn một biến số lớn mà bạn chưa quan tâm: Nhận diện thương hiệu.
Không cần nhiều lời, nếu ai đó biết thương hiệu của bạn, họ sẽ thường nhấp chuột nhiều hơn và website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Trên thực thế, nghiên cứu từ WordStream nhận thấy rằng nhận diện thương hiệu có thể làm tăng CTR lên đến 342%.
Một ví dụ, nhìn vào một vài lượt tìm kiếm sau:
1. Hãy thử Facebook Ads
Mặc dù người dùng không click hoặc chuyển đổi, nhưng Facebook Ads có thể đặt thương hiệu của bạn xuất hiện rất nhiều trong tầm mắt người dùng. Và khi người dùng quét qua các kết quả tìm kiếm, họ sẽ thường click vào thương hiệu mà họ đã từng nhìn thấy. Trong trường hợp này là bạn !
2. Tạo một bản tin qua email thực sự có giá trị
Không thứ gì tăng nhận diện thương hiệu tốt hơn việc gửi đến một nội dung giá trị vào hộp thư đến của người dùng.
3. Xây dựng một chiến dịch nội dung rầm rộ – Content Blitz
Chiến dịch nội dung rầm rộ là nơi bạn có thể giải phóng hàng tấn nội dung trong một khoảng thời gian ngắn. Và hãy tin tôi: đây là cách hiệu quả hơn việc tạo nội dung nhỏ giọt trong suốt năm.
Trên thực tế, tôi đã sử dụng phương pháp này khi bắt đầu Backlinko. Tôi đã đăng một guest post với chủ đề: Làm thế nào để có nhiều backlinks từ Inforgraphic.
Sau đó tôi tiếp tục với một podcasts mang chủ đề: Từ 0 tới 9k$ trong vòng 4 tháng: Xây dựng một trang web uy tín với Brian Dean của Backlinko. Sau đó tôi kết hợp với Neil Patel để cùng đưa một hướng dẫn về cách xây dựng nội liên kết.
Tất cả những điều đó chỉ diễn ra trong vài tháng. Nó đã giúp Backlinko đi từ “Kia là cái gì?” trở thành “Đây thực sự là một trang web ấn tượng” trong một khoảng thời gian ngắn.
6.2 Chuyển từ số không tới Heros
Có phải bạn đang có một trang trên website mà không hoạt động như bạn hy vọng?. Tôi có một tin tức tuyệt vời cho bạn: Nếu bạn quay lại và tối ưu trang đó cho RankBrain, bạn có thể nhận được một sự tăng tốc vượt trội về thứ hạng. Cho một ví dụ, Sean từ Proven.com có một hướng dẫn rất lớn trên trang của cậu ấy. Nó rất tốt nhưng không đạt thứ hạng như cậu ấy hi vọng.
Và Sean đã nhận ra rằng: Tiêu đề trang của cậu ấy không thuyết phục để click vào đó.
Cậu ấy đã thêm vào đó 1 con số, một từ ngữ mạnh và ngoặc đơn.
Vâng, lượt truy cập đã tăng lên rất nhiều vì lý do đơn giản là nhiều người click vào kết quả của Sean.
Nhưng phần quan trọng hơn của câu chuyện là RankBrain đã nhận thấy CTR tăng và trang của Sean đã được lên một vài thứ hạng.
6.3 Sử dụng từ khóa đồng nghĩa để điền vào những khoảng trống trong nội dung
Từ khóa đồng nghĩa hay còn gọi là LSI Keywords là những từ hoặc đoạn liên quan đến chủ đề chính của nội dung. Tại sao từ khóa đồng nghĩa lại quan trọng? Vì chúng mang đến cho RankBrain NGỮ CẢNH. Đây là yếu tố để Google RankBrain hiểu một cách đầy đủ về trang của bạn. Cho một ví dụ, hãy nói rằng: Bạn đang viết một hướng dẫn về xây dựng Backlink.
Từ khóa đồng nghĩa là một số thứ như:
- Backlink
- Domain Authority
- Anchor text
Và khi RankBrain nhìn thấy nội dung của bạn chứa những thuật ngữ đó, nó sẽ khẳng định rằng trang của bạn đang nói về xây dựng backlink. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt thứ hạng tốt hơn cho những từ khóa liên quan đến chủ đề này.
Có nghĩa là bạn có nhiều khả năng xếp hạng cho các từ khóa liên quan đến chủ đề đó.
Bạn có thể khám phá các từ khóa LSI bằng Công cụ Hiểu Ngôn ngữ Tự nhiên Watson. Công cụ này phân tích nội dung mà bạn cung cấp cho các khái niệm, thực thể và danh mục.
Ví dụ, khi tôi dán vào bản nháp đầu tiên của hướng dẫn này, nó nhổ ra các khái niệm liên quan đến RankBrain.
Điều thú vị là tôi không đề cập đến nhiều thuật ngữ trong hướng dẫn này. Giống như RankBrain, Watson hiểu nội dung của tôi là gì. Rất tuyệt. Và khi bạn rải các từ khóa LSI này vào bài đăng của mình, bạn sẽ xác nhận với RankBrain rằng nội dung của bạn là toàn diện.
Đến đây cũng mệt rồi. Vietads hy vọng các bạn thích bài viết này, nếu thấy hay đừng ngại ngần chia sẻ nó đi. Tất cả mọi thắc mắc vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận. Nếu bạn đọc đến đây có nghĩa là công việc SEO của bạn đã nhẹ nhàng hơn rồi đó. Chúc các bạn thành công.
Nhớ ghi nguồn http://vietadsonline.com/ để thể hiện sự tôn trọng tác giả. Tham khảo thêm các bài viết hay tại mục Kiến thức SEO.
Tham khảo thêm: Dịch vụ SEO từ khoá, Công ty thiết kế website uy tín, Dịch vụ chạy quảng cáo chuyên nghiệp, Dịch vụ bán site PBN, Bán backlink giá rẻ, Dịch vụ cloud Hosting. Hoặc các khoá học SEO Hà Nội, khoá học GSA link building thuộc chương trình đào tạo SEO của Vietads Online.
Bản dịch của: https://backlinko.com/ – Author: Brian Dean – Edit by: Việt Anh Trần.
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.