Chúng ta nói rất nhiều về SEO off-page (SEO ngoài trang). Việc xây dựng, quản lý, và kiểm tra các backlink là một khía cạnh quan trọng của SEO, đặc biệt trong thời điểm nó đang ngày càng trở nên phức tạp như ngày nay. SEO on-page (SEO trên trang) cũng là một chủ đề nóng, đặc biệt là hiện nay Google đang ngày càng đẩy mạnh tìm kiếm ngữ nghĩa, các chiến thuật cổ điển dường như không còn hiệu quả như trước đây.
Không nghi ngờ gì việc những khía cạnh này là rất quan trọng với SEO, nhưng chúng ta dường như quên mất một thứ. SEO không chỉ đơn giản là trên trang hay ngoài trang. Phần kỹ thuật SEO trong quá trình này cũng rất quan trọng, trên thực tế, nếu bạn không có nền tảng kỹ thuật đúng đắn, các nỗ lực SEO khác của bạn có thể không mang lại kết quả gì.
Bạn đang xem: Checklist SEO kỹ thuật 2018-2019
Trong bài viết này, Vietads sẽ tập trung vào các khía cạnh chính của SEO kỹ thuật, nó sẽ giúp bạn tối đa hóa khả năng sử dụng, thu thập dữ liệu công cụ tìm kiếm, lập chỉ mục và cuối cùng là xếp hạng. Bắt đầu thôi!
1. Xem xét sitemap của bạn
Bạn chắc đã biết về tầm quan trọng của sitemap. Nó cho các công cụ tìm kiếm biết về cấu trúc trang web của bạn và cho phép chúng tìm kiếm nội dung mới. (Nếu bạn không có sitemap, bạn thực sự nên tiến hành tạo nó ngay lập tức. Bạn có thể làm nó trong WebSite Auditor chỉ đơn giản bằng cách bắt đầu một chương trình cho trang web của bạn, chuyển sang Pages dashboard và nhấn vào nút Sitemap).
Khi bạn kiểm tra sitemap của mình, hãy đảm bảo nó được:
- Sạch sẽ. Giữ cho sơ đồ trang web của bạn không có lỗi, không có các chuyển hướng, và URL bị chặn lập chỉ mục; nếu không, sitemap của bạn có nguy cơ bị các công cụ tìm kiếm phớt lờ như thể nó không tồn tại.
- Cập nhật. Hãy đảm bảo sitemap của bạn phải được cập nhật mọi lúc, bất cứ khi nào nội dung được thêm vào trang web (hoặc bị xóa khỏi trang web). Điều này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm nhanh chóng tìm kiếm nội dung mới.
- Ngắn gọn. Google sẽ không thu thập dữ liệu những sitemap có hơn 50000 URL. Lý tưởng nhất là bạn nên làm cho nó ngắn hơn thế nhiều để đảm bảo rằng các trang quan trọng nhất của bạn được thu thập dữ liệu thường xuyên hơn: các thử nghiệm đã cho thấy rằng các sitemap ngắn cho kết quả là việc thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.
- Được khai báo trong Search Console. Hãy cho Google biết về sitemap của bạn. Bạn có thể gửi nó đến Google Search Console bằng cách thủ công hoặc chỉ định vị trí ở bất kỳ đâu trong tệp robots.txt của bạn theo cách sau:
Sitemap: http://yourdomain.com/sitemaplocation.xml
Để biết thêm về sơ đồ trang web, hãy tham khảo hướng dẫn của Google.
2. Kiểm tra việc lập chỉ mục
Hãy chuyển sang các trang trên trang web của bạn mà đã được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Để kiểm tra nhanh, kích hoạt WebSite Auditor, tạo một chương trình cho trang web (hoặc kích hoạt lại một chương trình đã có sẵn) và chuyển đến Domain Strength.
Tốt nhất là con số này nên sát với tổng số trang trên trang web của bạn (bạn có thể xem trong Site Structure > Pages trong chương trình của WebSite Auditor) trừ đi những trang bạn đã cố ý hạn chế lập chỉ mục. Nếu có một khoảng cách lớn hơn bạn mong đợi, bạn cần phải xem lại các trang không được công nhận của mình. Điều này đưa chúng ta đến…
3. Đảm bảo tất cả các nguồn quan trọng đều có thể được thu thập dữ liệu
Bạn nên xem qua robots.txt để đảm bảo các trang quan trọng của mình có thể được thu thập dữ liệu. Nhưng trong thực tế, tệp robots.txt của bạn chỉ là một trong những cách để hạn chế lập chỉ mục các trang. Vậy còn thẻ meta noindex, X-Robots-Tag, hay các orphan pages không có bất cứ liên kết nội bộ nào? Thế còn các tệp JavaScript và CSS có quan trọng với các trang của bạn? Để chạy kiểm tra tính năng thu thập thông tin toàn diện, bạn cần sử dụng trình thu thập thông tin của SEO.
- Tìm các trang và các nguồn bị hạn chế lập chỉ mục. Với WebSite Auditor, bạn có thể nhanh chóng có được danh sách đầy đủ các trang và các nguồn bị chặn. Để làm điều đó, hãy mở WebSite Auditor, chuyển đến Site Structure > Site Audit và nhấp vào Resources restricted from indexing. Nếu bất kỳ nguồn nào trong danh sách không bị chặn, hãy kiểm tra trong cột Robots instructions để tìm lệnh không được chấp nhận, từ đó bạn có thể nhanh chóng sửa nó.
- Kiểm tra các organ pages. Organ pages là các trang tồn tại trên trang web của bạn nhưng không được liên kết nội bộ. Có nghĩa là nếu các công cụ tìm kiếm tìm thấy chúng, chúng sẽ thu thập dữ liệu những trang này thường xuyên. Để kiểm tra xem có bất kỳ organ pages nào trên trang web của mình hay không, hãy tạo lại chương trình trên WebSite Auditor bằng cách chuyển tới Site Structure > Pages và nhấn Rebuild Project. Ở bước thứ 2, kiểm tra hộp Search for orphan pages và tiến hành kích hoạt lại.
Khi hoàn tất quá trình kích hoạt lại, bạn có thể dễ dàng phát hiện các orphan pages bằng thẻ Orphan page.
Lưu ý: Nếu trang web của bạn được tạo bằng cách sử dụng AJAX hoặc dựa trên JavaScript để tạo ra nội dung, bạn cần phải bật tính năng thu thập thông tin được hiển thị trong WebSite Auditor khi bạn tạo hoặc kích hoạt lại một chương trình. Để làm việc này, ở bước 2 của quá trình tạo mới/kích hoạt lại, chuyển sang Advanced options và kiểm tra hộp Execute JavaScript.
4. Tăng cường crawl budget
Crawl budget là số trang của trang web mà các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Crawl budget không phải là một yếu tố xếp hạng nhưng nó xác định tần suất các trang quan trọng trên trang web của bạn được thu thập thông tin (và liệu có phải tất cả các trang đều được thu thập hay không). Bạn có thể lên ý tưởng về crawl budget hàng ngày trong Google Search Console bằng cách truy cập Crawl > Crawl Stats.
Xem thêm : Machine Learning là gì? Cách thức máy học hoạt động trong tìm kiếm và xếp hạng SEO
Từ báo cáo ở trên, tôi có thể thấy rằng, trung bình Google thu thập dữ liệu 32 trang trên trang web của tôi mỗi ngày. Từ đó, tôi có thể tính toán được crawl budget hàng tháng của tôi là 960 đơn vị.
Khi bạn biết crawl budget là gì, bạn nên tự hỏi làm thế nào để mình có thể tận dụng tối đa nó.
- Dọn dẹp nội dung trùng lặp. Các trang trùng lặp là một trong những lý do phổ biến nhất làm lãng phí crawl budget. Để có được gợi ý về các trang trùng lặp trên trang web, kiểm tra phần On-page trong dashboard Site Audit của WebSite Auditor. Các trang có tiêu đề và thẻ meta description bị trùng lặp có khả năng bị trùng lặp cả nội dung (nếu không, bạn thực sự nên viết lại những tiêu đề đó).
Đối với các trang bị trùng lặp bạn có thể xóa nó. Nếu bạn vẫn muốn giữ lại những trang đó, ít nhất hãy đảm bảo chặn nó khỏi các bots của công cụ tìm kiếm. Về crawl budget, các canonical URLs không đem lại nhiều lợi ích: các công cụ tìm kiếm vẫn sẽ truy cập các trang bị trùng lặp và mỗi lần lại lãng phí một đơn vị crawl budget của bạn.
- Hạn chế lập chỉ mục các trang không có giá trị SEO. Hãy nghĩ đến những trang trong website của bạn không có ý nghĩa gì trong kết quả tìm kiếm: chính sách bảo mật, điểu khoản và điều kiện, các quảng cáo cũ,…
- Thêm các thông số URL vào Google Search Console. Theo mặc định, Google có thể thu thập dữ liệu cùng một trang với các thông số URL nhất định và không có sự tách biệt giữa chúng như thể chúng là 2 trang khác nhau. Đó là lý do tại sao việc thêm thông số URL mà bạn đang sử dụng vào Google Search Console là rất hữu ích – điều này sẽ cho Google biết rằng nó thực tế là cùng một trang và giúp thu thập thông tin hiệu quả hơn.
- Chăm sóc các liên kết gãy. Khi một bot tìm kiếm truy cập vào trang 4XX/5XX, một đơn vị crawl budget của bạn sẽ bị lãng phí. Đó là lý do tại sao việc tìm và khắc phục tất cả các liên kết gãy trên trang web là rất quan trọng. Bạn có thể có một danh sách đầy đủ những liên kết gãy trong dashboard Site Audit của WebSite Auditor trong phần Links bằng cách nhấp vào Broken links.
- Sửa các chuỗi redirect. Mỗi công cụ tìm kiếm redirect là một sự lãng phí crawl budget. Hơn nữa, nếu có một số redirect 301 và 302 không hợp lệ liên tiếp trên trang web của bạn, tại một số thời điểm các công cụ tìm kiếm sẽ dừng theo dõi những redirects này và các trang đích có thể không được thu thập thông tin.
Bạn có thể có một danh sách đầy đủ các trang có redirect trong WebSite Auditor, cùng với một danh sách các chuỗi redirect được tìm thấy trên trang web của bạn. Chuyển sang dashboard Site Audit và tìm Pages with 302 redirect, Pages with 301 redirect và Pages with long redirect chains.
5. Kiểm tra các liên kết nội bộ
Cấu trúc trang nông và logic là rất quan trọng đối với người dùng và các bots công cụ tìm kiếm, ngoài ra, liên kết nội bộ sẽ giúp mở rộng sức mạnh của việc xếp hạng (hoặc link juice) giữa các trang thêm hiệu quả hơn.
Khi bạn kiểm tra các liên kết nội bộ của mình, bạn cần kiểm tra những thứ sau đây
- Độ sâu nhấp chuột. Hãy đảm bảo các trang quan trọng trên website của bạn chỉ cách trang đích không quá 3 lần nhấp chuột. Để kiểm tra độ sâu nhấp chuột của các trang, kích hoạt WebSite Auditor một lần nữa và chuyển tới Site Structure > Pages. Sau đó, sắp xếp các URL theo độ sâu nhấp chuột theo thứ tự giảm dần bằng cách nhấp vào tiêu đề của cột 2 lần.
- Các liên kết gãy. Như tôi đã đề cập ở trên, các liên kết gãy làm lãng phí crawl budget của bạn. Trên hết, chúng gây nhầm lẫn cho người dùng và lãng phí link juice trên trang của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là ngoài các thẻ <a> , các liên kết gãy có thể ẩn trong thẻ <link>, tiêu đề HTTP và sitemap. Để có một danh sách toàn diện tất cả các nguồn có mã phản hồi 4xx/5xx, tốt nhất là bạn nên kiểm tra nguồn trên website của mình trong dashboard All Resources của WebSite Auditor. Nhấp vào Internal resources và sắp xếp danh sách theo HTTP Status Code (bằng cách nhấp vào cột tiêu đề). Giờ, hãy nhấp vào bất kỳ nguồn bị hỏng nào để xem vị trí các liên kết bị ẩn.
- Orphan pages. Những trang này không nhận được liên kết đến từ các trang khác trên website của bạn – và do đó khiến khách truy cập và các công cụ tìm kiếm khó có thể tìm thấy chúng. Để kiểm tra xem liệu trên website của bạn có bất kỳ orphan pages nào hay không, hãy kích hoạt lại WebSite Auditor bằng cách chuyển tới Site Structure > Pages và nhấn nút Rebuild Project. Ở bước thứ 2, kiểm tra hộp Search for orphan pages và tiến hành kích hoạt lại. Khi kích hoạt xong, bạn có thể dễ dàng phát hiện các orphan pages bằng các thẻ Orphan page.
Để biết hướng dẫn đầy đủ về cách tận dụng tối đa liên kết nội bộ, hãy xem bài viết về cấu trúc link nội bộ hoàn hảo cho SEO.
6. Kiểm tra nội dung HTTPS
Google đã bắt đầu sử dụng HTTPS như một tín hiệu xếp hạng từ 2014, kể từ đó, việc di chuyển HTTPS đã trở nên ngày càng phổ biến. Ngày nay, hơn 70% trang 1 trong kết quả tìm kiếm của Google sử dụng HTTPS.
Nếu trang web của bạn đã sử dụng HTTPS rồi (một phần hoặc toàn bộ), điều quan trọng là hãy coi việc kiểm tra các vấn đề HTTPS phổ biến như một phần của kiểm tra trang web. Đặc biệt, hãy nhớ kiểm tra:
- Mixed content. Các vấn đề của mixed content phát sinh khi một trang an toàn khác tải một số nội dung (hình ảnh, video, tập lệnh, tệp CSS) qua kết nối HTTP không an toàn. Việc này làm giảm tính bảo mật của trang và có thể ngăn các trình duyệt tải nội dung không an toàn hoặc thậm chí là toàn bộ một trang. Để kiểm tra các vấn đề về mixed content trên trang web của bạn, mở WebSite Auditor và chuyển đến Site Audit. Xác định vị trí các trang có các vấn đề về mixed content. (trong phần Encoding and technical factors). Nhấp vào đó để xem danh sách các trang có mixed content, nếu có.
- Canonicals, liên kết và redirects. Lý tưởng nhất là tất cả các liên kết trên trang web HTTP của bạn cũng như redirects và canonicals đều trỏ thẳng tới HTTPS của các trang. Ngay cả khi bạn có redirects HTTP đến HTTPS được thực hiện đúng trên toàn bộ trang web, bạn vẫn không muốn nhận được người dùng thông qua các redirects không cần thiết – việc này sẽ khiến cho trang web của bạn xuất hiện chậm hơn nhiều. Redirects như vậy có thể là vấn đề cho việc thu thập thông tin, vì bạn sẽ lãng phí crawl budget bất cứ khi nào các công cụ tìm kiếm truy cập vào một redirect.
Để có một danh sách toàn diện tất cả các nguồn không phải HTTPS trên website của bạn, truy cập dashboard All Resources trong WebSite Auditor. Nhấp vào HTML trong phần Internal resources và sắp xếp danh sách theo URL (bằng cách nhấp vào cột tiêu đề). Bằng cách này, bạn có thể nhìn thấy các trang HTTPS trước tiên. Đối với tất cả các trang HTTP mà bạn tìm thấy, hãy kiểm tra danh sách Found on pages ở cuối màn hình để xem danh sách đầy đủ các trang liên kết tới trang HTTP mà bạn đang kiểm tra. Tại đây, bạn cũng sẽ nhìn thấy nơi mà các liên kết được tìm thấy, vì vậy bạn có thể nhanh chóng sửa chúng.
Nếu trang web của bạn vẫn chưa chuyển sang HTTPS, bạn nên xem xét việc chuyển đổi sang HTTPS. Nếu bạn quyết định muốn đi một bước an toàn, hãy tham khảo “Nghiên cứu về việc chuyển đổi sang HTTPS” tại link-assistant.com.
7. Kiểm tra và cải thiện tốc độ trang
Google mong đợi các trang được tải trong 2 giây trở xuống, và họ đã chính thức xác nhận rằng tốc độ là tín hiệu xếp hạng. Tốc độ cũng có ảnh hưởng lớn đến UX: các trang tải chậm có tỷ lệ thoát cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Tốc độ trang không chỉ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Google trong năm 2018, mà nó còn là tín hiệu xếp hạng cho cả những kết quả trên máy tính và thiết bị di động. Để kiểm tra xem các trang của bạn có vượt qua bài kiểm tra tốc độ của Google hay không, mở WebSite Auditor và chuyển tới Content Analysis. Nhấp vào Add page, chỉ định URL mà bạn muốn kiểm tra, và nhập từ khóa mục tiêu. Trong giây lát, trang của bạn sẽ được phân tích về tối ưu hóa trên trang và SEO kỹ thuật. Chuyển sang Technical factors và cuộn xuống phần Page Speed (Desktop) của các yếu tố trên trang để xem có tìm thấy bất cứ vấn đề nào hay không.
Xem thêm : 8 Bước để biết cách SEO YouTube thành công năm 2021
Nếu trang của bạn không vượt qua một số khía cạnh của bài kiểm tra, bạn sẽ thấy các chi tiết và đề xuất khắc phục ở chế độ xem bên tay phải.
8. Thân thiện hơn với thiết bị di động
Sau một năm rưỡi thử nghiệm và kiểm tra cẩn thận, Google đã bắt đầu chuyển sang lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động vào đầu năm nay. Lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động có nghĩa là Google sẽ lập chỉ mục các phiên bản trang web trên thiết bị di động thay vì phiên bản dành cho máy tính bàn. Điều này có nghĩa là phiên bản di động của các trang sẽ xác định cách mà chúng sẽ xếp hạng trong cả kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động và máy tính bàn.
Dưới đây là những điều quan trọng nhất cần quan tâm khi kiểm tra trang web dành cho thiết bị di động:
- Kiểm tra độ thân thiện với thiết bị di động của trang. Bài kiểm tra thân thiện với thiết bị di động của Google bao gồm một loạt các tiêu chí về tính khả dụng, chẳng hạn như cấu hình khung nhìn, sử dụng plugin, kích thước văn bản và các yếu tố có thể nhấp. Điều quan trọng cần nhớ là tính thân thiện với thiết bị di động được đánh giá trên cơ sở trang, vì vậy bạn cần kiểm tra từng trang đích của mình về tính thân thiện với thiết bị di động, từng trang một. Bạn có thể chạy kiểm tra nhanh trong WebSite Auditor — bài kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google được tích hợp ngay trong công cụ. Trong chương trình của bạn, chuyển đến modul Content Analysis, chọn một trang mà bạn muốn phân tích và nhập từ khóa mục tiêu vào. Khi việc phân tích hoàn tất, hãy nhìn vào phần Page Usability (Mobile) để xem có bất kỳ lỗi hay cảnh báo nào được tìm thấy hay không.
- Chạy kiểm tra toàn diện trang web dành cho thiết bị di động. Có tất cả các trang vượt qua thử nghiệm trên thiết bị di động của Google là một khởi đầu tốt – nhưng có nhiều phân tích hơn cần thực hiện. Kiểm tra đầy đủ trang web dành cho thiết bị di động là cách tuyệt vời để chắc chắn tất cả các trang và nguồn quan trọng đều có thể truy cập được vào Googlebot và không bị lỗi.
Để thực hiện kiểm tra chuyên sâu trang web trên thiết bị di động, bạn cần phải chạy trình thu thập thông tin trang web có tác nhân người dùng tùy chỉnh và cài đặt robots.txt. Trong WebSite Auditor, chuyển tới dashboard Pages và nhấp vào nút Rebuild Project. Ở bước 2, hãy kiểm tra hộp Follow robots.txt instructions; trong menu thả xuống ở bên cạnh nó, chọn Googlebot-Mobile. Ngay bên dưới, kiểm tra hộp Crawl as a specific user agent. Trong menu thả xuống ở bên phải, chọn tác nhân người dừng thứ hai trong danh sách:
Đó là tác nhân người dùng mà Google sử dụng khi thu thập thông tin các phiên bản trang trên di động. Trong giây lát, công cụ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ trang web trên thiết bị di động. Hãy nhớ rằng bất cứ vấn đề SEO nào mà bạn tìm thấy đều có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn trên cả máy tính bàn và thiết bị di động, vì vậy hãy xem xét các yếu tố SEO truyền thống như chuỗi redirect, liên kết gãy, các trang nặng, tiêu đề trùng lặp hoặc trống không, và mô tả meta,…
Để có hướng dẫn đầy đủ về SEO trên thiết bị di động, hãy tham khảo bài viết SEO Mobile 2018: 4 bước để tối ưu hóa trên bất kỳ thiết bị nào.
9. Yêu cầu các công cụ tìm kiếm thu thập lại dữ liệu trang web của bạn
Với 8 bước ở trên, tôi chắc rằng bạn đã xác định được một số vấn đề cần sửa chữa trên website của mình. Khi bạn đã khắc phục những vấn đề ấy, bạn có thể yêu cầu Google thu thập lại dữ liệu các trang của bạn để đảm bảo những thay đổi được xem xét đến ngay lập tức.
Tất cả những gì bạn cần làm là đăng nhập vào Google Search Console và truy cập Crawl > Fetch as Google. Nhập URL của trang bạn muốn được thu thập lại (hoặc để trống nếu bạn muốn Google thu thập dữ liệu trang chủ) và nhấp Fetch.
Lưu ý rằng tìm nạp của bạn phải ở trạng thái hoàn chỉnh, từng phần hoặc được chuyển hướng để bạn có thể gửi trang đến chỉ mục của Google (nếu không, bạn sẽ thấy một danh sách các vấn đề mà Google tìm thấy trên website của bạn và sẽ cần phải khắc phục chúng và lại sử dụng công cụ Fetch as Google). Nếu Googlebot có thể tìm nạp thành công trang của bạn, chỉ cần nhấp vào nút Submit to index để khuyến khích Google thu thập lại dữ liệu trang đó.
Bạn có thể gửi URL chính xác được thu thập lại thông tin (tối đa 500 URL mỗi tuần), hoặc URL và tất cả các trang được liên kết từ URL đó (tối đa 10 trang/tháng). Nếu bạn chọn cái thứ hai, Google sẽ sử dụng URL này làm điểm bắt đầu cho việc lập chỉ mục nội dung trang web của bạn và sẽ theo dõi các liên kết nội bộ để thu thập thông tin phần còn lại của các trang. Google không đảm bảo lập chỉ mục tất cả các trang của website, nhưng nếu website khá nhỏ, thì có lẽ nó sẽ lập chỉ mục toàn bộ các trang.
(Cũng có một tùy chọn tương tự trong Bing Webmaster Tools. Chỉ cần tìm phần Configure My Site trong dashboard và nhấp vào Submit URLs. Điền vào URL mà bạn cần lập chỉ mục lại, và Bing thường thu thập dữ liệu trong vòng vài phút).
Tham khảo thêm bài viết: Cách index website nhanh nhất
Đây là những mẹo SEO kỹ thuật hàng đầu của tôi trong năm 2018 – 2019. Quan điểm của bạn về kỹ thuật SEO của tương lai là gì? Bạn thấy chiến thuật nào hiệu quả nhất gần đây? Hãy tham gia thảo luận và chia sẻ ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé.
Tham khảo thêm 1 số khóa học SEO thuộc trung tâm đào tạo seo Vietads, hoặc có thể sử dụng dịch vụ SEO từ khóa của chúng tôi.
Nguồn tham khảo: https://www.link-assistant.com/ – Author: Masha Maksimava Việt Anh Trần– Biên dịch và chuyển soạn bởi
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.