19 Tháng 3, 2023 Việt Anh Trần

Nếu chúng ta có thể đồng ý rằng mục đích cuối cùng của việc tiếp thị là thu hút sự chú ý và tạo ra sự quan tâm ở người tiêu dùng, thì việc kết hợp giữa SEO và nội dung tiếp thị là việc quá hiển nhiên đối với những thương hiệu thông minh và những người làm công việc tiếp thị. Hãy cùng Vietads tìm hiểu công thức tối ưu hoá nội dung cho SEO.

SEO là nhằm tăng mức độ hiển thị của thương hiệu trên công cụ tìm kiếm – đảm bảo rằng khách hàng có thể tìm thấy website của bạn. Những nội dung mang tính tương tác là những gì khiến họ nhấp chuột và ở lại trên website của bạn.

SEO và tiếp thị nội dung, khi được kết hợp một cách hiệu quả và thông minh sẽ trở thành công cụ bất khả chiến bại tạo nên trải nghiệm và sự thành công cho thương hiệu.

Trong thế giới số ngày nay đang diễn ra sự cạnh tranh không kiểm soát được; nó luôn luôn thay đổi và tiến hóa. Hơn một tỷ website đang đấu tranh với nhau trong việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Hàng triệu đoạn nội dung mới được tạo ra mỗi phút trong mỗi ngày – chúng là các bài viết trên blog, các sách trắng, thông tin dạng đồ họa, các video, ảnh động, các cập nhật trên thiết bị truyền thông xã hội, và nhiều nhiều nữa.

Trước khi đọc hết bài này hãy đọc kỹ bài sau: Hướng dẫn SEO nâng cao về nghiên cứu từ khóa.

Tất cả các thứ này được tạo ra với hy vọng tác động lên mọi người để họ mua một sản phẩm hay một dịch vụ. Khách hàng thì sử dụng các thuật ngữ của mình để tìm kiếm giải pháp. Họ tìm thấy các thương hiệu bằng cách sử dụng các loại thiết bị, các kênh khác nhau hay các nền tảng khác nhau. Thực tế, 66% khách hàng sử dụng nhiều hơn 1 kênh trong suốt toàn bộ hành trình ra đưa ra quyết định mua.

Để đáp ứng và thay đổi các yêu cầu của người dùng, thì các thương hiệu phải được hiển thị, mang tính thuyết phục, và gây được ngạc nhiên cho người tiêu dùng tại từng thời điểm nhỏ nhất có thể với những trải nghiệm tuyệt vời. Nội dung chính là chìa khóa để xây dựng nên sự tương tác này. Nó nên khuyến khích người đọc nghĩ sâu hơn và gợi lên các cảm xúc.

Khi càng nhiều người thích nghĩ rằng các lựa chọn của họ là dựa trên logic và các bằng chứng thực tế vững chắc thì cảm xúc và tâm lý lại là những phần quan trọng trong việc ra quyết định. Mọi người nhớ về các trải nghiệm chứ không phải các đoạn văn. Đó là lý do tại sao các câu chuyện tạo ra rung động. Việc tạo ra nội dung và các câu chuyện tạo nên rung động cho khán giả chính là chìa khóa cho việc tương tác với nội dung.

Nội dung và SEO: là một?

Vì đa số hành trình của người mua diễn ra qua số hóa, các thương hiệu phải có nội dung được tối ưu hóa, có tính tương tác và chạm được tới khách hàng ở bất kỳ nơi đâu. Và để làm điều này, những nhà tiếp thị phải tối ưu hóa có tính dự định.

Bài viết nên đọc Tìm kiếm từ khóa dựa trên ý định (intent keywords) nếu muốn thành công.

Các kiểu tìm kiếm mà người dùng sử dụng có thể giúp các nhà tiếp thị học được rất nhiều về dự định của họ. Các tìm kiếm đặc trưng thường rơi vào 1 trong 3 dạng sau:

  • Có tính điều hướng: người dùng biết một thương hiệu và sử dụng Googe hoặc 1 công cụ tìm kiếm khác để tìm ra website cụ thể (vd: “Microsoft”).
  • Có tính thông tin: người dùng muốn tìm hiểu thứ gì đó về 1 công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ: “Microsoft Word có giá là bao nhiêu”).
  • Có tính giao dịch: người dùng nhập vào một câu truy vấn có tính thương mại cao, có nghĩa là cô ta hay anh ta đã sẵn sàng (hoặc gần như đã sẵn sàng) để mua một sản phẩm hay dịch vụ (ví dụ: “mua Microsoft Office 2016”).

Bằng việc kết hợp SEO và nỗ lực tiếp thị nội dung vào thành một chức năng, các nhà tiếp thị có thể gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng kể cả khi họ đang ở giai đoạn khám phá hay giai đoạn mua hàng

Dựa theo nghiên cứu mới đây ở BrightEdge (công ty của tôi) 97% các nhà tiếp thị hiện nay tin rằng SEO và tiếp thị nội dung đã trở thành SỐ 1.

SEO VÀ NỘI DUNG

SEO là tất yếu để khám phá nội dung. Việc khám phá dường như bắt đầu qua kênh tìm kiếm tự nhiên (organic search). Bạn đã biết gì về tìm kiếm tự nhiên:

  • Chiếm 51 percent tất cả các lượt truy cập tới các website B2B và B2C
  • Không mất phí thiết bị truyền thông trực tiếp và lợi nhuận cực kỳ cao.
  • Tác động tới tất cả các kênh tiếp thị số và bán hàng offline.
  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Giúp tăng doanh thu?

Bởi vậy việc quan trọng là xác định các từ khóa thể hiện được dự định có tính thương mại. Với dữ liệu này, các nhà tiếp thị có thể hiểu rõ hơn về ý định của khách hàng và sau đó tiến hành tạo ra và tối ưu hóa nội dung thông minh – nhằm lôi kéo khách hàng.

Bài viết hữu ích: 11 bước để SEO web thương mại điện tử thành công.

Việc kết hợp giữa SEO và nội dung không chỉ hiệu quả về mặt lý thuyết. Tiếp thị  chéo từ kênh này sang kênh khác giúp cho các nhà tiếp thị đạt được ROI cao hơn (tỷ lệ lợi nhuận trên chi phí đầu tư cao hơn). Việc kết hợp này đưa tới kết quả là tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, tăng tính tương tác với khách hàng, giữ chân khách hàng và sự ủng hộ nhiệt tình cho thương hiệu.

Điều quan trọng là biết cái gì sẽ gây được thiện cảm với các khách hàng và góp phần ảnh hưởng tới họ trong suốt quá trình ra quyết định. Nhưng để tạo ra những nội dung thông minh có thể lôi kéo và thay đổi quyết định của khách hàng, các nhà tiếp thị cần dữ liệu thông minh. Bạn cần biết đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai – họ thuộc lứa tuổi nào, có các thông tin nhân khẩu học là gì, vị trí họ đang ở, các sở thích, thói quen của họ là gì, và điều gì là ưu tiên của họ.

Làm sao bạn có thể tiếp thị ý định bằng việc kết hợp SEO và tiếp thị nội dung vào trong cùng 1 chức năng?

Việc phát triển một chương trình tối ưu hóa nội dung mạnh sẽ cần nhiều thời gian và cần có kế hoạch cẩn thận, nhưng có 5 thứ mà các nhà tiếp thị cần làm để thiết lập một nền tảng vững chắc.

1. Biết rõ đối tượng của bạn

Một thương hiệu phải xoay quanh khách hàng bao gồm – các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị. Việc xác định đối tượng khách hàng cho phép các nhà tiếp thị tạo ra nội dung thú vị và các chủ đề liên quan để làm tăng sự trung thành của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Vâng, thật đáng ngạc nhiên khi 80% các thương hiệu (1 con số lớn) nói rằng họ không biết gì về khách hàng của mình.

Các thương hiệu nắm rõ được động cơ, yếu điểm và tiến trình của đối tượng khách hàng của mình thì sẽ có nền tảng thiết lập tốt nhất để tạo ra những nội dung chất lượng hơn và gây ảnh hưởng nhiều hơn tới việc giúp thúc đẩy doanh thu, tăng trưởng và phát triển bền vững.

Dưới đây là 3 điểm chính để tiếp thị có tính mục đích hướng tới đối tượng khách hàng::

  • Xem xét cách thức mà mọi người tham gia vào. Kiểm tra xem khách hàng tiêu dùng như thế nào và tương tác với nội dung của bạn như thế nào. Xác định xem điều gì tạo nên hứng thú và dẫn dắt hành động của mọi người. Điều chỉnh và tối ưu hóa các nội dung cần thiết.
  • Suy nghĩ về hành trình của khách hàng. Để ý tới cách mà khách hàng tương tác với các kiểu nội dung khác nhau trên các kênh và thiết bị khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau và trong các trạng thái khác nhau của tâm trí. Hiểu hành vi chuyển đổi và mua hàng khi các khách hàng chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác (điện thoại thông minh, máy tính bảng, và máy tính để bàn).
  • Phân tích khách hàng thường xuyên liên tục. Những thứ mà khách hàng thích thú hoặc muốn có vào ngày hôm nay có thể sẽ nhanh chóng thay đổi. Cho nên cần thực hiện thường xuyên việc phân tích những tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Lắng nghe và thu thập những thông tin chi tiết để bám sát các xu hướng và tiếp tục cung cấp những trải nghiệm phù hợp.

2. Nội dung có mục đích

Cũng giống như một thương hiệu cần có khẩu hiệu hành động – là một lời tuyên bố với mục đích đầy khát vọng hoặc truyền cảm hứng về sự tồn tại của nó, thì nội dung cũng cần phải có mục đích. Mỗi phần nhỏ của nội dung bạn tạo ra nên có một lý do để tồn tại. Thường thì mục đích của nội dung là để đưa ra thông tin, để giáo dục, thuyết phục, giải trí hoặc gây cảm hứng.

sức mạnh của contents

Luôn để mục đích lên hàng đầu trong quá trình phát triển chiến lược nội dung bằng cách kết hợp các thành phần sau:

Mục tiêu của việc tạo ra và đăng lên một nội dung là để trở thành một nguồn tài nguyên giá trị và kể các câu chuyện đáng nhớ. Nên kết hợp với các điểm yếu và sở thích của khách hàng vào trong chiến lược phát triển nội dung và quá trình sáng tạo. Đồng thời cần phải ghi nhớ 3 E sau:

  • Experiment – thí nghiệm. thử nghiệm các kiểu nội dung khác nhau.
  • Experience – trải nghiệm: khiến cho đối tượng có thể cảm nhận được như là họ đang thực sự trải nghiệm.
  • Engage – thu hút: Giữ cho đối tượng quay trở lại nhiều hơn nữa.

Tính nhất quán: tiếng nói của một thương hiệu nên bắt chước cái cách mà khách hàng của mình nói, cho dù đó là đàm thoại, phân tích sắc sảo hay chuyên nghiệp. Giọng điệu này nên nhất quán trên tất cả các nội dung bất kể người viết ra nó là ai, hay nó được xuất bản ở đâu.

Tính mục đích: đặt ra các mục tiêu thực tế và cụ thể cho nội dung của bạn, cho dù những mục tiêu này là nhằm thúc đẩy nhận thức, lưu lượng tìm kiếm tự nhiên và xếp hạng, các tương tác xã hội, các chuyển đổi hay doanh thu.

3. Sáng tạo và tối ưu nội dung

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng và mục đích, bước tiếp theo là tạo ra và tối ưu hóa nội dung nhằm đạt được khả năng hiển thị kết quả tìm kiếm lớn nhất. Thất bại trong tối ưu hóa nội dung đồng nghĩa với tự sát. Những người mà không thể tìm thấy nội dung, cho dù nó tuyệt vời đến thế nào, thì cũng không thể nào tương tác với nội dung đó cũng như thương hiệu tạo ra nó.

Mỗi phần của nội dung luôn luôn có thể được cải tiến thông qua quá trình tối ưu hóa, bất kể nội dung đó là cho website của bạn, phương tiện truyền thông, hay chiến dịch thư điện tử. Dưới đây là vài thủ thuật:

  • Chọn các chủ để liên quan: khi phát triển nội dung nên đặt khách hàng làm trung tâm thay vì lấy trung tâm là thương hiệu hay việc kinh doanh, các chủ đề nên có tính lôi cuốn, hấp dẫn dựa trên các vấn đề về nhân khẩu học, hành vi và sở thích.
  • Sử dụng đúng từ khóa: vứt bỏ các thuật ngữ đặc thù. Hãy sử dụng các từ mà mọi người thực sự dùng khi họ tìm kiếm các sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
  • Lập bản đồ so khớp giữa nội dung với các mẫu khách hàng cụ thể và các phễu tiếp thị: việc bản đồ hóa hành trình của khách hàng giúp thiết lập nội dung thành công ngay từ bước đầu.
  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động: điều này đặc biệt quan trọng. Các thương hiệu không tối ưu hóa cho các thiết bị di động nhận được lưu lượng truy cập ít hơn 68 %.

4. Kết hợp chất lượng và số lượng

Nhiều nhà tiếp thị tin rằng người tiêu dùng đơn giản là đang bị choáng ngợp bởi tất cả các nội dung mà chúng ta tạo ra. Kết quả là, người trưởng thành ở Mỹ sử dụng phương tiện truyền thông đáng kinh ngạc, tiêu tốn 10h39 phút mỗi ngày. Theo Smart Insights, mỗi phút có 500 giờ video được tải lên YouTube; gần 150,000 thư điện tử được gửi đi và gần 1,500 bài viết WordPress được đăng; 3.3 triệu bài viết mới được đăng trên Facebook và 448,000 tweets mới xuất hiện trên Twitter.

Việc này khiến nhiều nhà tiếp thị kết luận rằng: nên tập trung vào chất lượng, không phải số lượng. Điều này là hợp lý về mặt lý thuyết. Xét tới cùng thì, nội dung nhiều không đồng nghĩa là nội dung đó hay.

Vâng, có một lượng khổng lồ nội dung trên web. Lưu lượng truy cập internet toàn cầu được dự đoán sẽ đạt tới 2.3 zettabytes vào 2020, theo Cisco.

Tuy nhiên, một người trung bình không có nhu cầu muốn đọc tất cả mọi phần nội dung có trên web. Họ muốn những nội dung thông minh – những thứ mang tính cá nhân, liên quan và có ích cho họ.

  • Vậy chất lượng có quan trọng không? Chắc chắn rồi! Một nội dung nghèo nàn thì không hiệu quả, sẽ không giúp bạn đạt được mục đích và có thể ngăn chặn các khách hàng tiềm năng.
  • Thế số lượng có quan trọng không? có! Việc kể những câu chuyện một cách nhất quán và việc bắt đầu các cuộc hội thoại với khách hàng qua những nội dung đáng nhớ và hấp dẫn luôn giúp cho thương hiệu có thể tồn tại trong tâm trí khách hàng.

5. Đo lường kết quả và lặp lại

Những thứ không đo lường được thì không thể được cải tiến. May mắn thay, các nhà tiếp thị có quyền truy cập vào vô số khối lượng dữ liệu thời gian thực để có được thông tin chi tiết của nội dung và theo dõi các thông số để xác định ROI (tỉ suất lợi nhuận).

Các thương hiệu có thể học hỏi từ các chiến dịch về nội dung, cho dù nó thất bại hay thành công.

  • Nội dung thất bại: so sánh nội dung kém hiệu quả này với nội dung thành công trước đó (cả của bạn hoặc của bên thứ 3). Xem nó rớt ở đâu. Chú ý tới lưu lượng, chuyển đổi và doanh thu được gán cho hoặc bị tác động bởi nội dung.
  • Nội dung thành công: tìm ra điều gì giúp cho phần nội dung tốt nhất của bạn trở nên nổi bật. Cố gắng nhân rộng thành công và đưa những lần đột xuất này thành hiện tượng xảy ra thường xuyên hơn.

Dưới đây là một khuôn mẫu khá tốt về cách tốt nhất để tiếp cận SEO và nội dung cho tổ chức của bạn:

SEO-and-content

Kết luận: Tối ưu hóa là rất quan trọng để tối đa hóa giá trị của nội dung. Đối tượng khách hàng phù hợp phải có khả năng tìm ra nội dung. Và nội dung phải thúc đẩy kết quả kinh doanh. Việc đảm bảo rằng nội dung của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm và đã được tối ưu hóa dựa trên hành trình của người mua là rất quan trọng đối với sự thành công của một nhóm kết hợp SEO và nội dung.

Vietads cảm ơn các bạn đã đọc hết bài, mọi thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến vui lòng comment ở dưới. Nếu thấy bài viết hay hãy nhanh tay chia sẻ cho người khác cùng đọc và nhớ ghi nguồn nhé.

Chuỗi bài viết liên quan:

Hãy đăng ký ngay Khoá học SEO Hà Nội thuộc chương trình Đào tạo SEO thực chiến của Vietads để cùng nhau tiến tới phương pháp SEO 2018. Còn nếu các bạn không có thời gian làm thì có thể tham khảo và sử dụng Dịch vụ SEO top google của chúng tôi.

Nguồn từ: https://searchenginewatch.com/ Author: Jim Yu – Edit by: Việt Anh Trần

Việt Anh Trần

Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.