19 Tháng 3, 2023 Việt Anh Trần

Bạn muốn biết cách tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói? Vietads xin chia sẻ phương pháp kết hợp các chiến thuật SEO thông minh để làm tăng khả năng được nghe thấy.

Trong nhiều năm, mức độ sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói và ứng dụng hỗ trợ giọng nói để trả lời các câu hỏi đã ngày càng tăng lên. Theo Google, 20% các truy vấn tìm kiếm trên thiết bị di động là tìm kiếm bằng giọng nói, và con số này được dự đoán sẽ chỉ ngày càng tăng lên mà thôi.

Công nghệ nhận dạng giọng nói ngày một tốt hơn: Độ chính xác cho công nghệ của Google được đánh giá đạt khoảng 95%.

tối ưu hoá tìm kiếm giọng nói

Tuy nhiên đối với hầu hết các chuyên gia SEO, không có nhiều thay đổi trong cách họ tối ưu hóa nội dung cho phương pháp tìm kiếm mới. Bây giờ được xem là thời điểm hoàn hảo để tập trung cho tìm kiếm bằng giọng nói và bắt đầu kết hợp các chiến lược SEO giúp làm tăng cơ hội được hiển thị trong kết quả tìm kiếm giọng nói.

Trong cuốn sách “Crushing It”  tác giả Gary Vaynerchuk đã đồng ý rằng:

“Nó được gọi là Voice-First, và bất cứ ai hiện đang có ý định xây dựng một thương hiệu cho riêng mình cần phải tìm hiểu về nó thật nhanh và thật sớm. Các platform của nó tương đương với tài sản chưa được phát hiện của Malibu, giống như Twitter năm 2006, Instagram năm 2010 và Snapchat năm 2012.”

Tìm kiếm bằng giọng nói và các ứng dụng hỗ trợ giọng nói cá nhân như Siri, Cortana, Google Assistant, Google Home, Amazon Echo và the Apple HomePod đã làm thay đổi cách mà mọi người tìm kiếm. Thay vì nhập vào cụm từ tìm kiếm chung chung như “nhà tạo mẫu tóc Chicago” thì những người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói có thể đặt câu hỏi giống như đang nói chuyện với một người khác: “OK, Google, tôi nên đi cắt tóc ở đâu?”

Nếu bạn hỏi Alexa ngày hôm nay thế nào, bạn có thể nghe những tóm tắt nhanh gọn có chứa các thông tin như dự báo thời tiết địa phương, tin tức nổi bật tại địa phương, nội dung ghi chú trên lịch của bạn và các mẩu tin nhanh khác mà Alexa biết bạn đang quan tâm. Nó rất tiết kiệm thời gian.

Việc sử dụng công nghệ thoại và số lượng các thiết bị thoại đang ngày càng phát triển

Tôi vẫn nhớ thời điểm khi tôi nhận được một trong những thiết bị Amazon Echo đầu tiên vào năm 2014. Tôi đã nghĩ nó là một món quà Giáng Sinh cho bọn trẻ nhà tôi, nhưng nó lại tìm đường vào phòng ngủ của tôi, tại đây nó có chức năng như chiếc đồng hồ báo thức, sách nói của Audible, radio âm nhạc SiriusXM, phóng viên thời tiết và thiết bị trả lời nhiều câu hỏi như “Alexa, số điện thoại của Marco’s Pizza là gì?”

Có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm trên thị trường như Amazon Echo (Alexa), thiết bị HomePod và Google Home của Apple, nhưng cũng có những ứng dụng mới nổi khác. Gần đây tôi đã phát hiện ra bộ loa thông minh Harman Kardon Invoke tại một cửa hàng  địa phương. Nó có cả ứng dụng hỗ trợ ảo Cortana của Microsoft để trả lời các câu hỏi và quản lý công nghệ nhà thông minh nhằm hợp lý hóa các nhiệm vụ.

Tôi chắc chắn là còn nhiều thứ tương tự nữa. Theo các báo cáo trên ZDNet, Alexa sẽ được bổ sung vào máy tính cá nhân (PC) và laptop của Acer, Asus và Hewlett Packard (HP). Việc này có thể khiến Alexa trở thành một thử thách đáng kể đối với Cortana.

Google Assistant có sẵn trên 400 triệu thiết bị (như điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android, Google Home và các máy tính bảng và thiết bị khác). Theo Forrester, các thiết bị thông minh sẽ được sử dụng ngày càng nhiều.

tối ưu hoá nội dung cho seo giọng nói

Là một chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), bạn đã sẵn sàng cố gắng để nội dung của mình được hiển thị trên kết quả tìm kiếm bằng giọng nói chưa? Tìm kiếm bằng giọng nói đã ở đây rồi. Tìm kiếm bằng giọng nói đang phát triển và sẽ là tương lai của chúng ta. Nếu bạn muốn vượt qua đối thủ của mình, giờ là lúc bắt tay vào tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Tìm kiếm bằng giọng nói đang và sẽ tiếp tục phát triển

Theo ComScore, một nửa số người dùng điện thoại thông minh sử dụng công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói, và 1/3 trong số đó đang sử dụng nó hàng ngày.

toi uu noi dung cho seo voice search

Google đưa ra báo cáo về các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói đến hết năm 2016 như sau:

tối ưu nội dung cho seo giọng nói

Là một SEOer, bạn cần phải có một sự hiểu biết vững chắc về một số chiến lược tìm kiếm có thể giúp bạn xếp hạng cho tìm kiếm bằng giọng nói, đặc biệt là kể từ khi số lượng tìm kiếm bằng giọng nói tiếp tục tăng. Bằng cách hiểu rõ những chiến lược này và sử dụng chúng một cách hiệu quả cho trang web của mình, bạn có thể làm tăng khả năng trả lời cho các câu hỏi.

Dưới đây là một số chiến thuật giúp nội dung của bạn trở thành câu trả lời cho những truy vấn bằng giọng nói.

Khái niệm cơ bản về tìm kiếm bằng giọng nói

Khi bạn đang thực hiện tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, bạn cần phải suy nghĩ về SEO theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ: không giống như các truy vấn tìm kiếm thông thường mà bạn thực hiện trên máy tính, truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói dài hơn so với các phiên bản ở dạng văn bản, chúng có độ dài từ 3 đến 5 từ khóa (hoặc nhiều hơn). Điều này có nghĩa là bạn cần phải thay đổi cách tìm kiếm từ khóa và xem xét đến các từ khóa đuôi dài dài hơn.

phương pháp tối ưu nội dung tìm kiếm giọng nói

Các truy vấn tìm kiếm cũng có xu hướng đặt câu hỏi cụ thể và thường sử dụng các từ ngắn gọn như ai, như thế nào, cái gì, ở đâu, tốt nhất, tại sao, và khi nào. Hãy sử dụng những từ này trong nội dung của bạn.

Các phương pháp tốt nhất cho tìm kiếm bằng giọng nói

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo trang web của bạn và nội dung trang web đáp ứng được các phương pháp SEO tốt nhất.

Chúng bao gồm việc tối ưu hóa các trang trong web của bạn về:

  • Tốc độ trang
  • Thân thiện với thiết bị di động
  • Nội dung tuyệt vời trả lời cho các câu hỏi của người dùng và giải quyết các vấn đề
  • Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để trả lời cho câu hỏi của người dùng
  • Tối ưu hóa các trang địa phương thông qua Google My Business và các danh mục trực tuyến khác
  • Phân cấp trang web một cách vững chắc
  • Thẩm quyền trang web
  • Sơ đồ trang web XML
  • Dễ theo dõi điều hướng
  • Các đánh giá địa phương
  • Hình ảnh có gắn thẻ alt
  • Trả lời các đánh giá
  • Thiết lập an ninh trang web bằng cách cài đặt chứng chỉ SSL (điều này có nghĩa là cài đặt đúng chứng chỉ SSL)
  • Schema Markup
  • Và nhiều hơn thế!

Tìm kiếm bằng giọng nói và đoạn trích nổi bật

Khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google, bạn có thể nhìn thấy các kết quả tìm kiếm có một khung chứa đoạn trích nổi bật nằm ở vị trí đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Đoạn trích nổi bật này là một câu trả lời nhanh, ngắn gọn cho câu hỏi của bạn.

Đoạn trích nổi bật thường bao gồm một bản tóm tắt câu trả lời được trích từ trang web, một liên kết đến trang có chứa thông tin, tiêu đề trang và URL của trang web. Dưới đây là minh họa cho đoạn trích nổi bật khi bạn tìm kiếm cho “cách thay lốp xe”:

đoạn trích dẫn nổi bật

Đôi khi bạn sẽ thấy đoạn trích nằm ở vị trí dưới vị trí đầu tiên trên trang kết quả công cụ tìm kiếm đầu tiên (SERP). Đôi khi đoạn trích chỉ hiển thị câu trả lời mà không có thêm bất kỳ thông tin nào khác. Loại đoạn trích này thường xuất hiện khi câu trả lời là một thực tế đã biết.

Trong câu hỏi tìm kiếm bằng giọng nói bên dưới, đây là câu trả lời mà tôi nhận được cho câu hỏi “Patrick Swayze qua đời năm bao nhiêu tuổi?”

tối ưu seo trích dẫn nổi bật

Trong trường hợp này, chỉ có duy nhất một câu trả lời bởi vì tuổi của Patrick Swayze khi anh ấy qua đời là một thực tế. Không có lý do gì để Google liên kết đến một trang web khác để sao lưu hoặc trợ giúp cho câu trả lời đó. Những đoạn trích nổi bật ở vị trí đầu này là “chén thánh” của SEO và nó thường được gọi với cái tên “vị trí số 0”. Vì sao lại thế? Bởi vì trong hầu hết các trường hợp, các đoạn trích nổi bật đều xuất hiện ở bên trên phần quảng cáo và ở trên các kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Việc được xuất hiện trong đoạn trích nổi bật sẽ làm tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm bằng giọng nói. Bạn sẽ thường nghe thấy các thuật ngữ như rich cards (thẻ thông tin chi tiết), answer boxes, rich snippets và các biến thể khác. Chúng thường gây nhầm lẫn. Google đang bắt đầu loại bỏ những thuật ngữ đó và thay vào đó gọi tất cả chúng là “rich results.”

Gần đây, Google đã đưa ra một hướng dẫn mới, toàn diện về tất cả các đoạn trích nổi bật, đây là một hướng dẫn mà các SEOer nhất định phải đọc.

Phân tích đoạn trích nổi bật

Để cố gắng giúp cho các trang web được xếp hạng cho tìm kiếm bằng giọng nói, bạn cần phải hiểu một số điểm chính mà Google và Bing đang tìm kiếm khi họ tìm kiếm câu trả lời tốt nhất để cung cấp cho những người dùng bận rộn.

Dưới đây là tất cả các chiến lược SEO để làm cho đoạn trích trở thành đoạn trích nổi bật:

  • Viết một trang với chủ đề cụ thể
  • Tạo một nội dung trả lời cho một câu hỏi cụ thể
  • Tìm kiếm các câu hỏi mà bạn có thể đưa ra câu trả lời toàn vẹn và sâu sắc
  • Khi thực hiện tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, hãy tìm kiếm cụm từ khóa đuôi dài dài hơn
  • Tối ưu hóa cho các cụm từ tìm kiếm đuôi dài cụ thể có chứa từ 3 đến 5 từ hoặc hơn
  • Xem xét đến các từ khóa ngữ nghĩa, các cách khác nhau nhưng cùng nói về một vấn đề (tức là các từ đồng nghĩa)
  • Sử dụng các từ cụ thể như “như thế nào”, “cái gì” và “tốt nhất”
  • Hiểu được mục đích của khách hàng, và tối ưu hóa nội dung các trang theo từng giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng
  • Sử dụng ngôn ngữ đàm thoại – hãy viết giống như bạn đang nói chuyện với bạn bè
  • Sử dụng các thẻ Headings (H1, H2, H3, H4)
  • Đảm bảo sử dụng thẻ tiêu đề và mô tả độc đáo trên các trang – sử dụng từ khóa trong các thẻ đó
  • Nội dung chứa các từ khóa trong các câu văn/đoạn văn đầu tiên
  • Sử dụng từ khóa trong URL trang

Đây là ví dụ về cách mà bài đăng trên blog được chuyển thành đoạn trích nổi bật và sau đó là trở thành câu trả lời cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Tối ưu hóa các loại câu hỏi mà người dùng thực sự cần hỏi

Khi bạn viết bất cứ nội dung nào thì việc sử dụng các phương pháp SEO tốt nhất là rất quan trọng. Khi bạn tìm kiếm “bạn phản hồi các đánh giá trực tuyến tiêu cực như thế nào”, có thể bạn sẽ thấy một trang trên kết quả của công cụ tìm kiếm hiển thị như sau:

toi uu contents cho voice search

Đây là một đoạn trích nổi bật. Khi bạn nhấp vào liên kết, bạn sẽ được đưa đến trang web được đánh dấu trong đoạn trích. Bài đăng trên blog, “cách phản hồi các đánh giá trực tuyến tiêu cực” cũng hiển thị như một trong những tìm kiếm bằng giọng nói hàng đầu trên Android và iPhone:

phương pháp tối ưu nội dung seo giọng nói

Các đoạn trích nổi bật được ra đời như thế nào

Bằng cách xem bài đăng trên blog, mã nguồn của bài đăng và đoạn trích nổi bật, bạn có thể giải mã nó để tìm hiểu cách Google tạo ra đoạn trích nổi bật từ đó.

Khi một người thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói hoặc tìm kiếm thông thường cho “bạn phản hồi các đánh giá trực tuyến tiêu cực như thế nào”, Google trước tiên sẽ xem tiêu đề của bài đăng blog “cách phản hồi các đánh giá trực tuyến tiêu cực” và thấy tiêu đề này khá phù hợp với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.

Sau đó Google sẽ nhìn vào các từ khóa trên trang, nội dung, tiêu đề, mô tả và URL và thấy rằng tất cả chúng đều phù hợp với câu hỏi của người dùng.

Tiếp theo đó, Google thấy rằng có một cấu trúc các thẻ H2 được xác định rõ ràng trên bài đăng blog giúp họ dễ dàng nắm được các việc chính cần phải làm nếu bạn nhận được những đánh giá trực tuyến tiêu cực. Google sẽ rút những thẻ H2 này ra và thay chúng bằng một danh sách được đánh số trong đoạn trích nổi bật. Dưới đây là phân tích về một đoạn trích nổi bật:

cong cu seo nang cao

Công cụ SEO giúp làm tăng tỷ lệ trở thành đoạn trích nổi bật

Một số công cụ SEO nâng cao có thể giúp tối ưu hóa các trang của bạn để tăng khả năng được hiển thị trong đoạn trích nổi bật. Ví dụ, SEMrush có thể giúp bạn tìm các đối thủ cạnh tranh bằng các đoạn trích nổi bật, và Moz Pro cũng có một công cụ tìm kiếm đoạn trích nổi bật.

Schema markup và tìm kiếm bằng giọng nói

Schema markup có lẽ là một trong những thành phần quan trọng nhất mà bạn có thể thêm vào trang web của mình để giúp cho việc xếp hạng tìm kiếm bằng giọng nói.

Hiện giờ tôi biết có nhiều SEOer vẫn đang do dự về việc thêm schema vào trang web của họ bởi vì họ không thấy thoải mái với mã, nhưng đã đến lúc cần vượt qua nỗi sợ. Schema rất quan trọng!

Schema markup là từ vựng chuẩn toàn cầu giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. Với schema markup có cấu trúc thích hợp trên trang web, nội dung của bạn sẽ được tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Google yêu thích một schema markup có tên JSON-LD. Dưới đây là một ví dụ về cách hiển thị của đoạn mã:

schema

Nói một cách đơn giản nhất, Schema cho các công cụ tìm kiếm biết nội dung của trang – dù đó có là địa chỉ công ty, giờ làm việc, trang dịch vụ hoặc một trang về sản phẩm bán trên cửa hàng thương mại điện tử.

Việc sử dụng Schema trên trang web của bạn sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ ràng về nội dung mà trang đề cập đến. Khi bạn cài Schema markup vào trang web của mình, Google sẽ tự động làm cho các thông tin được đánh dấu có thể được các ứng dụng hỗ trợ giọng nói tìm kiếm.

Giống như bất kỳ chiến lược SEO nào, tìm kiếm bằng giọng nói cũng có tính cạnh tranh. Bạn phải làm cho trang web của bạn và nội dung của nó là tốt nhất trên các mặt trận.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc thêm Schema markup vào trang web của mình, hãy tham khảo bài viết “Introduction to Data Markup” trên Google, rồi mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Nhiều thứ khác đi kèm với tìm kiếm bằng giọng nói

Khi lần đầu tiên tôi viết về tìm kiếm bằng giọng nói, có rất ít các bài viết về chủ đề này. Giờ đây dường như tất cả mọi người đều đang viết về nó. Hãy yên tâm rằng chủ đề về tìm kiếm bằng giọng nói sẽ chỉ ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong ngành công nghiệp tìm kiếm. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy nhanh tay chia sẻ cho cộng đồng SEO cùng tham khảo.

Cùng nhau tham khảo bài viết về SEO khác tại mục Kiến thức SEO 2019 hoặc đăng ký khoá học SEO thực hành tại trung tâm đào tạo SEO vietads Online.

Nguồn: searchengineland.com – Author: Sherry Bonelli – Biên dịch và viết lại bởi Việt Anh Trần

Việt Anh Trần

Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.