Năm 2017 – 2018 là một năm tương đối yên tĩnh, ít nhất là không có biến động gì về những cập nhật thuật toán chính của Google.
Năm 2016, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của thuật toán Penguin 4.0, Possum, bản cập nhật về tính thân thiện với thiết bị di động và một sự thay đổi lớn đối với AdWords.
Bạn đang xem: 5 khái niệm SEO cần phải biết để chuẩn bị cho năm 2019
Năm nay, Google đã khá yên lặng kể từ bản cập nhật “Fred” vào tháng 3. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta đã được chứng kiến đó là Google đã tập trung hơn vào việc tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
Các xu hướng như tối ưu hóa thiết bị di động và machine learning (máy học hay còn gọi là học máy) sẽ không sớm biến mất, đó là lý do tại sao bạn cần phải nắm được 5 khái niệm SEO quan trọng này để chuẩn bị cho năm 2019.
1. Lập chỉ mục trên thiết bị di động
Bạn có thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của một trang web thân thiện với thiết bị di động là như thế nào. Hơn 55% lưu lượng truy cập là đến từ các thiết bị di động, và con số này dự kiến là sẽ tăng lên. Điều mà bạn không thể nhận thức được đó là nếu chỉ sở hữu một trang web thân thiện với thiết bị di động thì vẫn chưa đủ, mà giờ đây bạn cần phải có một trang web được lập chỉ mục trước tiên là trên thiết bị di động.
Google đã thông báo vào cuối năm ngoái rằng việc lập chỉ mục trên thiết bị di động sẽ là một chuẩn mực mới. Điều này có nghĩa là các tín hiệu xếp hạng của bạn giờ đây sẽ là đến từ phiên bản web trên thiết bị di động, chứ không phải phiên bản dùng cho máy tính nữa.
Nói cách khác, hãy thôi ý nghĩ rằng phiên bản trên thiết bị di động chỉ là một công cụ hỗ trợ cho phiên bản trang web trên máy tính. Thay vào đó hãy bắt đầu ưu tiên việc SEO trên thiết bị di động trước tiên.
Dưới đây là một số cách thực hành để cải thiện việc SEO trên thiết bị di động:
- Tiến hành kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động
- Sửa các liên kết bị hỏng và các chuyển hướng không chính xác
- Tiến hành nén các hình ảnh chưa được nén
- Xóa bỏ những nội dung không thể phát hành và các tài nguyên bị chặn (ví dụ: JavaScript, CSS, các hình ảnh nhất định)
- Loại bỏ các cửa sổ pop-up gây phiền phức và các quảng cáo xen kẽ
- Cải thiện tính khả dụng trên thiết bị di động (ví dụ: kích thước văn bản, cấu hình hiển thị, chú ý đến kích thước mục tiêu)
- Khởi chạy kiểm tra trang web trên thiết bị di động để tìm kiếm bất kỳ yếu tố trang web bổ sung nào (ví dụ: dữ liệu có cấu trúc, thẻ tiêu đề) mà bạn có thể tối ưu hóa cho thiết bị di động.
2. Tìm kiếm ngữ nghĩa
Mục đích của bản cập nhật Hummingbird của Google năm 2013 là cải thiện độ chính xác của tìm kiếm bằng cách hiểu rõ hơn mục đích của người tìm kiếm.
Ngày nay, tìm kiếm ngữ nghĩa đã phát triển hơn nhiều, và các công cụ tìm kiếm đã có thể hiểu rõ hơn ngữ cảnh của các truy vấn cũng như mối quan hệ giữa các từ ngữ.
Mục tiêu của tìm kiếm ngữ nghĩa là để giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên được tốt hơn. Vì vậy nếu người dùng đang đứng trước một quán ăn Pháp và hỏi Google rằng “Nó được đánh giá như thế nào?”, vậy thì Google sẽ biết rằng từ “nó” trong bối cảnh này được hiểu là “quán ăn” và người tìm kiếm muốn biết quán ăn đó được xếp hạng mấy sao.
Cơ chế tìm kiếm ngữ nghĩa bao gồm rất nhiều sắc thái tinh tế, nhưng ý nghĩa cuối cùng của nó là một trang web có thẩm quyền và đi sâu nghiên cứu một chủ đề cụ thể thường được xếp hạng cao hơn các trang web được xây dựng bởi những từ khóa khác nhau.
Xem thêm : 14 cách sử dụng tham số UTM hiệu quả nhất để theo dõi chuyển đổi
Đó là bởi một nguồn tài nguyên toàn diện sẽ cung cấp cho Google tất cả các ngữ cảnh mà nó cần để đáp ứng mục đích của người tìm kiếm tốt hơn.
Dưới đây là cách xây dựng nội dung giúp ích cho SEO ngữ nghĩa:
- Chọn một chủ đề rộng có liên quan đến đối tượng khách hàng. Ví dụ, một trung tâm nhận nuôi thú cưng có thể tạo ra một trang về các giống chó khác nhau.
- Đặt ra các câu hỏi sẽ giúp bạn biết được ý định của người tìm kiếm. Ví dụ, trang viết về các giống chó có thể hướng tới trả lời cho câu hỏi “tính khí của các giống chó khác nhau” hay “giống chó dễ bảo nhất để thuần hóa”.
- Khi bạn hiểu được ý định của người tìm kiếm, hãy tạo ra nội dung phù hợp với nó. Làm cho nội dung của bạn càng phong phú và sâu sắc càng tốt.
- Tạo ra các trang đích bổ sung để đáp ứng cả các mục đích tìm kiếm khác của người dùng.
- Tập trung vào việc tạo ra “các hướng dẫn đầy đủ” và các nội dung evergreen (có tuổi thọ cao) toàn diện khác. Có chứa các từ khóa đuôi ngắn và đuôi dài có liên quan.
- Kiểm tra Knowledge Graph của Google đối với một entity * (thực thể) về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Để làm điều đó, hãy nhập tên thương hiệu/sản phẩm của bạn vào trường “Query” và nhấp vào “Execute”.
*Sẽ khó đưa ra được giải pháp nếu không tìm thấy thực thể nào, nhưng bạn có thể thử sử dụng schema markup cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn, hãy tạo Wikidata cho doanh nghiệp và sản phẩm của bạn, xác minh tài khoản truyền thông xã hội của bạn và tạo bài viết trên Wikipedia.
Hãy cố gắng cung cấp cho Google càng nhiều thông tin càng tốt!
3. Machine Learning (máy học)
Machine Learning có liên quan chặt chẽ với chủ đề tìm kiếm ngữ nghĩa, đó là cách để các công cụ tìm kiếm đưa ra “những dự đoán có tính giáo dục” về ý nghĩa của các truy vấn còn nhiều hồ nghi và đưa ra các kết quả tìm kiếm tốt hơn.
Chúng ta cũng biết rằng hệ thống machine learning là không thể thiếu đối với nhiều thuật toán xếp hạng SEO của công cụ tìm kiếm – Google đã thông báo vào tháng 3/2016 rằng RankBrain là tín hiệu xếp hạng quan trọng thứ 3 của họ.
RankBrain và các hệ thống machine learning khác kiểm tra hành vi người dùng để cung cấp các kết quả tìm kiếm tốt nhất có thể. Thật không may, những gì được coi là tốt nhất cho truy vấn này có thể không phải là tốt nhất cho truy vấn khác, điều này làm cho việc tối ưu hóa machine learning trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Cách thực hành tốt nhất là tiếp tục tạo các tài nguyên có sức mạnh được tối ưu hóa cho tìm kiếm ngữ nghĩa và trải nghiệm người dùng.
4. Đoạn trích nổi bật (Featured Snippets)
Một vài năm trước, Google đã cho ra mắt đoạn trích nổi bật cho SERP, điều này nhằm cung cấp cho người dùng “các câu trả lời phong phú” – các câu trả lời ngắn gọn, sát thực tế cho những truy vấn đơn giản.
Có nhiều loại đoạn trích nổi bật khác nhau, nhưng tôi sẽ gọi chung tất cả chúng là “đoạn trích nổi bật” cho đơn giản và dễ hiểu.
Google đã tạo ra đoạn trích nổi bật bằng cách phân tích hàng tỷ tỷ trang để trả lời các câu hỏi như “khi nào thì mặt trăng sẽ lặn” hay “làm thế nào để tạo ra một chiếc máy tính”.
Mục tiêu của Google là đưa ra câu trả lời trong thời gian thực thông qua văn bản, danh sách, hình ảnh và thậm chí cả video để người dùng có thể tìm thấy câu trả lời mà không ần phải nhấp vào liên kết.
Đoạn trích nổi bật có sức mạnh khá lớn bởi vì chúng chiếm một vị trí đáng mơ ước, điều này có nghĩa là chúng đứng trước các trang web được xếp hạng hàng đầu trong SERP.
Xem thêm : Website bằng WordPress có phải lựa chọn tốt cho SEO?
Thật thú vị, các trang web được xếp hạng hàng đầu không phải lúc nào cũng là nguồn của Google cung cấp cho các đoạn trích nổi bật. Theo nghiên cứu được STAT công bố, khoảng 30% các URL của đoạn trích nổi bật được xếp ở vị trí thứ nhất, trong khi số còn lại được lấy từ các trang web được xếp hạng trong khoảng từ 2 đến 5.
Dưới đây là hướng dẫn cách tạo nội dung cạnh tranh cho các đoạn trích nổi bật:
- Thực hiện nghiên cứu từ khóa để nhắm mục tiêu tới các câu hỏi có liên quan về ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao mà bạn có thể trả lời dựa trên thực tế đơn giản.
- Nghiên cứu các định dạng đoạn trích nổi bật trong trang web của bạn. Hãy xem những thứ được xếp hạng (ví dụ: bảng, danh sách có dấu chấm đầu dòng, video,…) và suy nghĩ về cách tạo nguồn tài nguyên tương tự.
- Tạo các nguồn tài nguyên có tính chất thời sự để trả lời cho các câu hỏi này (ví dụ: một đại lý có thể tạo một trang để trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để thay lốp xe” trong khi một tiệm bánh có thể trả lời cho “trên bánh kem red velvet có những gì”).
- Nghiên cứu kỹ lưỡng chủ đề của bạn.
- Cung cấp một định nghĩa rõ ràng cho truy vấn ở gần đầu trang của bạn nhất có thể.
- Bổ sung thêm các chi tiết vào câu trả lời. Tạo ra các tài nguyên mạnh mẽ nhất mà bạn có thể để trả lời cho các câu hỏi tiếp theo mà người dùng có thể hỏi về cùng một chủ đề.
5. Phần mềm hỗ trợ ảo và tìm kiếm bằng giọng nói
Khái niệm SEO cuối cùng mà bạn cần phải biết là xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói và các phần mềm hỗ trợ ảo như Siri, Cortana và Alexa. đang ngày càng tăng.
Google đã thống kê rằng 55% thanh thiếu niên và 40% người trưởng thành sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói mỗi ngày. Và, theo một nghiên cứu năm 2017 của VoiceLabs, 33 triệu thiết bị thoại đầu tiên (ví dụ: Amazon Echo, Google Home) hiện đang được lưu hành – tăng lên từ 8 triệu trong năm 2016.
Sự gia tăng nhanh chóng việc tìm kiếm bằng giọng nói và việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ ảo dẫn đến việc mọi người sử dụng phổ biến các thiết bị di động để có câu trả lời nhanh chóng cho các truy vấn trong khi đang di chuyển.
Bạn cũng có thể đã từng hỏi Google những câu hỏi đơn giản như “chơi gì tối nay” khi bạn đang tìm kiếm một bộ phim để xem, nhưng việc đó sẽ không duy trì lâu khi mà bạn có thể nhờ đến các phần mềm trợ giúp ảo để đặt nhà hàng và mua vé xem hòa nhạc.
Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói đòi hỏi việc hiểu được cách thức và lý do tại sao nó được sử dụng.
Ước tính 22% các truy vấn là về các nội dung và thông tin địa phương (tính đến năm 2016), điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp địa phương có lợi nhất từ việc tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói. Tìm ra ngay lập tức câu trả lời cho các câu hỏi đơn giản (ví dụ: đoạn trích nổi bật) cũng là một cách sử dụng phổ biến.
Sau đây là một số cách để tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói:
- Xác nhận danh sách Google My Business của bạn.
- Ưu tiên các từ khóa đuôi dài và tối ưu hóa cho những truy vấn ngôn ngữ tự nhiên.
- Trả lời các câu hỏi thường gặp bằng cách sử dụng các trang FAQ toàn diện hoặc các trang đích thu hút tìm kiếm ngữ nghĩa.
- Markup dữ liệu có cấu trúc để cung cấp cho các phần mềm trợ giúp ảo thêm nhiều thông tin về trang web của bạn.
- Sử dụng các công cụ nghe nhạc trên mạng xã hội để tìm kiếm các đề cập liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn và giải quyết các mối quan tâm của khách hàng.
Tổng Kết:
Khi machine learning có vai trò lớn hơn trong ngành công nghiệp của chúng ta, thì tương lai của SEO sẽ rất thú vị và rộng mở. Giờ đây chúng ta đã thôi nhồi nhét từ khóa chính xác vào phần mô tả trang và hướng tới cung cấp trải nghiệm người dùng lớn hơn và tốt hơn thông qua nội dung.
Tôi dự đoán rằng năm 2019 sẽ có một bước chuyển mình lớn hơn về SEO mobile, tìm kiếm bằng giọng nói và trí tuệ ảo so với năm 2017. Cách tốt nhất để đáp ứng được sự thay đổi đó là tạo ra những nội dung có chất lượng tốt gấp đôi – và tiếp tục phát triển nội dung tốt hơn, nhiều hơn và sâu sắc hơn nữa.
Bạn có biết bất kì mẹo hay bí quyết SEO nào cho năm 2019 không?. Hãy chia sẻ bình luận nhé, tôi rất mong đợi những cuộc thảo luận. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhá. Xem thêm một số bài viết chất lượng ở mục cách SEO Onpage và nhiều Kiến thức SEO 2019 khác của Vietads.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về SEO 2019 thì chúng tôi có khoá học SEO cơ bản thuộc chương trình đào tạo SEO tại Hà Nội.
Nguồn tham khảo: https://www.searchenginejournal.com/ – Tác giả: Aleh Barysevich – Được biên dịch lại bởi Việt Anh Trần.
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.