Bạn có thể thấy được lượng lớn thông tin liên quan SEO và marketing từ Google Analytics. Những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn phát hiện ra những cơ hội sẵn có cho việc tối ưu hiệu suất tổng thể của website. Ngoài thông tin chi tiết về chỉ số tương tác với chỉ số chuyển đổi thì còn nhiều hơn thế nữa các thông tin mà bạn có thể thấy được.
- Làm thế nào để tác động tới (biểu đồ tri thức) Knowledge Graph của Google?
- 13 ảo tưởng lớn nhất về SEO mà đa số Seoer đều mắc phải (Phần 1)
- Cách lập kế hoạch và cách viết nội dung SEO chất lượng “có tuổi thọ cao”
- Có cập nhật thuật toán nào của Google xảy ra trong tháng 5 không?
- 9 Cách để tối ưu hóa cho SEO Yandex thành công 2018
Hãy cùng Vietads Online tìm hiểu về 5 trong số những thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm hiểu từ Google Analytics và xem cách bạn có thể áp dụng chúng để cải thiện SEO của mình.
Bạn đang xem: 5 thông tin SEO hữu ích từ Google Analytics không thể bỏ qua
1. Phân loại khách hàng
Phân loại khách hàng đã từng là một tính năng chính của Google Analytics trong một khoảng thời gian, tính năng này cho phép bạn thấy được lưu lượng truy cập theo từng kênh, những khách ghé thăm đạt được mục tiêu, dữ liệu nhân khẩu học và nhiều thông tin hơn thế nữa.
Việc phân loại khách hàng có thể được tạo ra từ hầu hết các thông tin trong dữ liệu người dùng, bao gồm thời gian trên site, lượt truy cập vào từng trang cụ thể, khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu, khách truy cập từ một địa chỉ cụ thể cũng như nhiều thông tin khác.
Việc sử dụng phân loại khách hàng giúp bạn hiểu thêm về người dùng trên trang web của bạn và cách họ tương tác với trang web.
Một khu vực nhiều thông tin để khám phá khi muốn quyết định thêm phân loại khách hàng nào chính là tab Đối tượng của Google Analytics.
Nếu bạn chuyển hướng đến Đối tượng> Quan tâm> Tổng quan, Tổng quan sẽ hiển thị một cái nhìn cấp cao hơn về ba báo cáo sở thích trong Google Analytics:
- Danh mục sở thích.
- Phân đoạn trong thị trường.
- Danh mục khác
Trong ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy rằng gần 4% khách truy cập là Người mua sắm hoặc người mua sắm giá trị và gần 4 phần trăm người dùng cũng tương tác hoặc có sự quan tâm đến các dịch vụ tiếp thị kinh doanh.
Để tìm hiểu sâu hơn, hãy chuyển đến mục Nhân khẩu học trong tab Đối tượng để xem dữ liệu Độ tuổi và Giới tính.
Phần lớn khách truy cập vào trang web này nằm trong độ tuổi 25-34 và trong đó chủ yếu là nam giới.
Nhờ có dữ liệu này mà một phân loại khách hàng có thể được tạo ra để theo dõi. Quay trở lại Đối tượng > Tổng quan để xem lại Tất cả các phiên
Một phân loại mới có thể được tạo ra bằng cách chọn + Thêm phân loại, và chúng ta có thể theo dõi hành vi người dùng trong phân loại đó, tần suất truy cập thường xuyên so với những phân đoạn khách hàng còn lại của trang web.
Hãy nhớ rằng nếu có thể, bạn hẳn sẽ muốn tạo một phạm vi thời gian ít nhất là 6 tháng cho tới 1 năm để có được dữ liệu tốt.
2. Giám sát lưu lượng truy cập di động
Tầm quan trọng của lưu lượng truy cập trên di động ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, thay vì chỉ giám sát đơn thuần lưu lượng truy cập trên thiết bị di động đến toàn bộ trang web, thì điều quan trọng ở đây là phải theo dõi mức độ tương tác của khách truy cập trên thiết bị di động.
Bạn có thể thực hiện một vài thao tác để đánh giá điều này.
- Xem lượng chuyển đổi trên thiết bị di động ở cấp độ từng trang riêng lẻ. Thực hiện điều này bằng cách thêm vào một phân loại di động.
- Theo dõi tỷ lệ thoát trang trên thiết bị di động. Hãy theo dõi các trang có tỷ lệ thoát trang cao trên thiết bị di động. Điều này có thể giúp bạn nhìn ra một số vấn đề tiềm ẩn liên quan đến một số trang.
- So sánh số liệu về tỷ lệ thoát trên thiết bị di động và desktop. Tiến hành việc so sánh đối với cùng một trang có thể đem lại những thông tin khác nhau giữa di động và desktop.
3. Tập trung vào phần tìm kiếm trên trang web
Bạn có thanh tìm kiếm trên website? Nếu vậy, bạn đang có một cơ hội vô cùng lớn để biết khách hàng của bạn ghé thăm site để tìm kiếm cái gì.
Bạn không chỉ biết được cái mà họ đang tìm mà còn biết được có bao nhiêu người đang tìm kiếm.
Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập của bạn sử dụng thanh tìm kiếm thì nó giống như một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng điều hướng chính có thể cần được cải thiện trên site để mang tới cho người dùng một ý tưởng rõ ràng hơn về địa chỉ của cái họ đang cần tìm kiếm.
Các cụm từ tìm kiếm thực tế mà người dùng gõ vào thanh tìm kiếm cũng có thể hỗ trợ để mang tới những ý tưởng về nội dung.
Xem thêm : 13 cách đặt title hấp dẫn, lôi cuốn tăng traffic cho website
Ví dụ: nếu một người dùng thường tìm kiếm cho một cụm từ mà site không có nhiều nội dung liên quan tới cụm từ đó thì điều này có nghĩa là site của bạn nên định hướng nội dung liên quan tới cụm từ đó trở nên nổi bật hơn nữa đi. Bạn có thể hưởng lợi và người dùng có thể hưởng lợi từ việc bổ sung nội dung về chủ đề đó vào website.
Hoặc, nếu một người dùng tìm kiếm cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể thường xuyên, có lẽ là dấu hiệu cho thấy rằng sản phẩm và dịch vụ đó nên được làm nổi bật hơn trên trang chủ hoặc phải được cải thiện để dễ dàng tiếp cận, truy cập hơn trên toàn bộ website.
4. Tỷ lệ thoát có thể cung cấp cho bạn một số triển vọng tốt
Tỷ lệ thoát trang của một website là phần trăm số người ghé thăm website của bạn và rời đi sau khi xem chỉ một trang.
Thực tế, một số trường hợp cho thấy tỉ lệ thoát trang cao có thể không nhất thiết có nghĩa là trải nghiệm người dùng kém (ví dụ như đối với trang web về các công thức nấu ăn) vì có thể khách truy cập không tìm thấy cái mà họ cần trên site đó.
Giả sử bạn xếp hạng cao cho một thuật ngữ đuôi dài nhưng khi ai đó ghé thăm site của bạn, nội dung này không đáp ứng được truy vấn của họ, và họ rời đi, hay thoát trang. Thiết kế của một trang web và một trải nghiệm UI/UX kém cũng thường là thủ phạm cho tỷ lệ thoát trang cao.
Điều chỉnh khung thời gian trên Google Analytics và tiếp cận đánh giá tỉ lệ thoát trang theo từng quý để xem liệu tỉ lệ thoát trang của nó có tăng hay giảm không. Nếu nó tăng lên đáng kể, thì đó là dấu hiệu cho thấy nội dung nào đó trên site cần phải được cập nhật.
5. Xác định các trang có hiệu suất hàng đầu dựa trên sự chuyển đổi
Việc hiểu được hiệu suất trang và chuyển đổi diễn ra trên từng trang có thể mang lại rất nhiều thông tin.
Điều hướng đến Hành vi > Nội dung trang web > Trang đích và điều chỉnh khoảng thời gian để so sánh theo quý hoặc theo năm.
Bạn có thể thấy bất kì xu hướng điều hướng nào trên từng trang. Nếu một trang cụ thể cho thấy một sự sụt giảm đáng kể, thì vấn đề này giống như là chỉ xảy ra đối với riêng trang đó.
Tuy nhiên, nếu sự điều hướng giảm trên nhiều trang, thì đó là dấu hiệu cho thấy có một số vấn đề kỹ thuật cần khắc phục.
Kết luận
Đây chỉ là một vài cơ hội mà bạn có thể khai thác trên Google Analytics. Việc sử dụng công cụ miễn phí với những tiềm năng của nó có thể giúp thúc đẩy những trải nghiệm marketing có giá trị, xây dựng chiến lược SEO mạnh mẽ hơn. Hy vọng bài viết này Vietads Online sẽ phần nào giúp các bạn tăng được chuyển đổi cho website của mình.
À nếu thực sự quan tâm đến phương pháp tối ưu chuyển đổi bạn có thể nhanh tay đăng ký khóa học Seo tư duy chuyển đổi thuộc chương trình đào tạo SEO tư duy mới của Vietads Online nhé.
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.