19 Tháng 3, 2023 Việt Anh Trần

Có lẽ bạn cũng biết là thuật toán của Google có tới hơn 200 yếu tố dùng để xếp hạng website. Nhưng chính xác đó là các yếu tố như thế nào?. Một số yếu tố đã được chứng minh, một số vẫn còn gây tranh cãi. Một số khác được xem là những yếu tố quyết định cho SEO. Hãy để tôi giúp bạn với một bản danh sách hoàn chỉnh như dưới đây mà tôi dã rất dày công sưu tầm hoàn thiện cho SEO 2018.  Nào giờ thì hãy cùng nhau tìm hiểu 200 yếu tố xếp hạng của google nhé.

I. Các yếu tố tên miền

yếu tố xếp hạng của google

1. Tuổi đời tên miền: Trong video này, Matt Cutts – nhân viên của Google có đề cập rằng:

yếu tố xếp hạng seo

“Sự khác nhau giữa môt tên miền 6 tháng với một tên miền 1 năm thực sự không quá lớn.” Nói cách khác 2 tên miền này có cùng tuổi… nhưng nó không quá quan trọng.

2. Từ khóa xuất hiện trong tên miền hàng đầu (domain key): yếu tố này không đem lại sự thúc đẩy về thứ hạng như nó đã từng có vai trò như vậy trước đây. Nhưng có một từ khóa trong tên miền của bạn vẫn được xem là một dấu hiệu của sự liên quan tới nội dung website đề cập.

3. Từ khóa được sử dụng như từ đầu tiên trong tên miền: một tên miền được bắt đầu bằng từ khóa mục tiêu được đánh giá tốt hơn là các site không chứa từ khóa ở tên miền (hoặc có từ khóa ở giữa hoặc cuối của tên miền)

4. Thời gian đăng kí tên miền: trong một bằng sáng chế của Google có đề cập rằng: “Các tên miền hợp pháp thường sẽ được thanh toán trước vài năm trong khi các tên miền bất hợp pháp hiếm khi được sử dụng quá 1 năm. Thế nên, ngày mà một tên miền hết hạn có thể được xem là một yếu tố để đưa ra dự đoán về tính hợp pháp của một tên miền”.

yeu to xep hang 2018

5. Từ khóa trong tên miền phụ: chuyên gia của Moz đồng ý rằng 1 từ khóa xuất hiện trong tên miền phụ có thể thúc đẩy thứ hạng.

6. Lịch sử tên miền: một website với quyền sở hữu bị biến động hoặc có vài lần bị giảm sút thứ hạng có thể đề cập với Google để reset lại lịch sử website, phủ nhận các liên kết trỏ về tên miền. Hoặc, trong vài trường hợp cụ thể, một tên miền bị phạt có chuyển hình phạt đó sang cho chủ mới của tên miền.

7. Tên miền trùng khớp với từ khóa chủ đạo: tên miền dạng này có thể vẫn đem lại cho bạn một thứ hạng. Nhưng nếu tên miền này xuất hiện như là một trang web có chất lượng thấp thì nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những lần cập nhật của thuật toán EMD.

8. Whois công khai và riêng tư: thông tin Whois domain riêng tư có thể là một dấu hiệu của một cái gì đó đang được che giấu. Matt Cutts từng nói rằng: “…Khi tôi kiểm tra whois trên các thông tin whois trên các sites, chúng đều có “dịch vụ bảo vệ sự riêng tư của whois”. Điều này khá là bất thường…Whois riêng tư được bật không tự động là dấu hiệu xấu, nhưng một khi bạn có một vài yếu tố như vậy cùng lúc, bạn sẽ thường đề cập tới về một loại webmaster rất khác so với những người chỉ có 1 site riêng lẻ”

9. Chủ WhoIs bị phạt: nếu Google xác định chính xác ai đó là người thực hiện spam, Google sẽ xem xét đánh giá kĩ lưỡng cả những site khác thuộc quyền sở hữu của người đó.

10. Việc mở rộng TLD quốc gia: Việc có một tên miền cao cấp theo mã quốc gia (ví dụ: .cn, .pt,.ca) có thể giúp cho thứ hạng website ở chính quốc gia cụ thể đó… nhưng nó có thể hạn chế khả năng được xếp hạng của website trên mạng toàn cầu.

II. Các nhân tố về cấp độ trang

cac yeu to cap do trang

11. Từ khóa trong thẻ tiêu đề: mặc dù không còn quan trọng như nó đã từng trước đây, thẻ tiêu đề vẫn là một dấu hiệu SEO onpage quan trọng.

12. Thẻ tiêu đề bắt đầu bằng một từ khóa: theo Moz, thẻ tiêu đề bắt đầu với một từ khóa có xu hướng thể hiện tốt hơn các thẻ tiêu đề mà từ khóa được gắn ở cuối thẻ.

13. Từ khóa trong thẻ mô tả: Google không sử dụng thể mô tả meta như là dấu hiệu trực tiếp cho việc xếp hạng. Tuy nhiên, thẻ mô tả của bạn có thể tác động tới CTR – một trong những nhân tố xếp hạng chính.

14. Từ khóa xuất hiện trong thẻ H1: Thẻ H1 còn được gọi là thẻ tiêu đề thứ 2. Cùng với thẻ tiêu đề, Google sử dụng H1 như là dấu hiệu liên quan thứ 2 dựa trên kết quả nghiên cứu sự tương quan.

15. TF-IDF: người ta thích nói rằng: tần suất xuất hiện của một từ trong một bản tài liệu thường xuyên ra sao? Một từ càng xuất hiện nhiều trên một trang thì càng được xem như là yếu tố thể hiện nội dung của trang xoay quanh từ đó. Google thích sử dụng phiên bản cao cấp của TF-IDF.

16. Độ dài của nội dung: bài viết có nhiều từ hơn có thể bao quát nội dung rộng hơn và phù hợp với thuật toán hơn so với những bài viết có nội dung ngắn, hời hợt bên ngoài. Thực tế, một nghiên cứu về nhân tố xếp hạng gần đây đã cho thấy rằng độ dài của nội dung website có tương quan với thứ hạng trên SERP.

17. Mục lục (table of contents plus): sử dụng một mục lục được liên kết có thể giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trên site của bạn. Nó có thể đưa web của bạn đạt được sitelinks.

18. Mật độ từ khóa: mặc dù không còn có vai trò quan trọng như trước đây, Google có thể sử dụng mật độ từ khóa để quyết định chủ đề của webpage. Nhưng việc mật độ quá lớn lại gây tổn hại cho bạn.

19. Từ khóa dùng để lập chỉ mục có liên quan về mặt ngữ nghĩa trong nội dung (LSI): từ khóa LSi giúp các máy tìm kiếm trích xuất nghĩa của các từ mang nhiều nghĩa (ví dụ: Apple – công ty máy tính và Apple – một loại quả). Việc có hay không có LSI cũng có thể được xem là một dấu hiệu đánh giá chất lượng nội dung.

20. Từ khóa LSI trong thẻ tiêu đề và thẻ mô tả: với nội dung webpage, từ khóa LSI trong thẻ meta description của trang có thể giúp Google phân biệt giữa các từ có nhiều ý nghĩa. Vì thế nó cũng được xem là một dấu hiệu có liên quan.

21. Chiều sâu chủ đề mà trang thể hiện: có một sự tương quan giữa chiều sâu của chủ để trên trang và thứ hạng Google. Vì vậy, các trang có chứa nội dung bao hàm nhiều khía cạnh của chủ đề sẽ được đánh giá tốt hơn là trang chỉ có một phần chủ đề.

22. Tốc độ tải trang qua HTML: cả GoogleBing sử dụng tốc độ tải trang là yếu tố để xếp hạng. Bọ tìm kiếm của các máy tìm kiếm có thể ước lượng tốc độ site của bạn khá chính xác dựa trên code HTML trên trang.

23. Tốc độ tải trang trên Chrome: Google có thể cũng sử dụng dữ liệu người dùng Chrome để xử lí tốt hơn tốc độ tải của một trang. Với cách này Google có thể đo được thời gian một trang dùng để tải.

24. Sử dụng AMP: AMP không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng lại có thể là một yêu cầu để website được xếp hạng trong phiên bản di động của tin tức dạng băng chuyển của Google. >> Tiếp thị với AMP .

25. Phù hợp thực thể Entinty: nội dung của một trang có phù hợp với thực thể mà người dùng đang tìm kiếm hay không? Nếu phù hợp, trang đó có được một sự thúc đẩy về thứ hạng với từ khóa mà nội dung trang xoay quanh.

26. Google Hummingbird: sự thay đổi thuật toán đã giúp Google hiểu rộng hơn về từ khóa. Nhờ có thuật toán Hummingbird, Google giờ đây đã có thể hiểu tốt hơn về chủ đề của một webpage.

27. Nội dung trùng lặp: nội dung trùng lặp hoàn toàn trên cùng một site (thậm chí là dù nội dung đó được sửa chữa đôi chút), khả năng hiển thị của site đối với máy tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

28. Rel=Canonical: Khi được sử dụng đúng, thẻ này giúp ngăn việc Google phạt site của bạn vì nội dung trùng lặp.

29. Tối ưu hình ảnh: những hình ảnh gửi tới các máy tìm kiếm dấu hiệu của tính tương quan quan trọng thông qua tên file ảnh, alt text, tiêu đề, mô tả, chú thích.

30. Nội dung truy cập mới nhất: thuật toán Google Caffeine cập nhật những nội dung được ưa thích mới được xuất bản hoặc làm mới, đặc biệt là đối với những tìm kiếm liên quan tới thời gian. Khi làm nổi bật tầm quan trọng của yếu tố này, Google sẽ hiển thị ngày gần nhất mà nội dung của trang được cập nhật cho từng trang:

31. Tầm quan trọng của việc cập nhật nội dung: tầm quan trọng của việc chỉnh sửa và thay đổi nội dung cũng được xem như là một yếu tố làm mới. Việc thêm vào hoặc di chuyển toàn bộ các mục trong nội dung trang có ý nghĩa quan trọng hơn là việc thay đổi thứ tự hoặc sửa đổi một vài từ.

32. Lịch sử cập nhật trang: trang của bạn được cập nhật thường xuyên ra sao? Hàng ngày, hàng tuần hay 5 năm một lần? việc thường xuyên cập nhật cũng đóng vai trò làm mới trang.

33. Làm nổi bật từ khóa: việc có một từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên trong nội dung của trang có liên quan tới việc xếp hạng cho trang của Google.

34. Từ khóa trong thẻ H2, H3: khi từ khóa xuất hiện trong một heading phụ như H2, H3 có thể là một dấu hiệu nhỏ về tính liên quan. Thực tế, thì như John Meller đã nói: Các thẻ heading này trong HTML giúp chúng ta hiểu về cấu trúc của trang”.

35. Chất lượng các link outbound: nhiều SEO nghĩ rằng các liên kết hướng tới các trang uy tín giúp site gửi tới cho Google những dấu hiệu đáng tin cậy. Và điều này được hỗ trợ chứng minh trong một nghiên cứu ngành gần đây.

36. Chủ đề của các link outbound: dựa vào thuật toán Hillop, Google có thể sử dụng nội dung của trang mà site của bạn liên kết tới như là một tín hiệu của sự liên qua. Ví dụ, nếu bạn có một trang về ô tô và được liên kết tới các trang liên quan tới phim ảnh, Google sẽ hiểu rằng trang của bạn đề cập tới phim Cars chứ không phải nói về ô tô.

37. Ngữ pháp và chính tả: ngữ pháp và chính tả đúng là một dấu hiệu chất lượng, mặc dù một vài năm trước Cutts cũng từng đưa ra một vài thông điệp về việc có hay không tầm quan trọng của chính tả và ngữ pháp.

38. Nội dung kết hợp: nội dung trên trang có phải là nội dung nguyên bản không? Nếu nội dung trang bị sửa chữa hoặc copy từ một trang đã được index, thì trang có thể sẽ không được xếp hạng hoặc có thể không được index.

39. Cập nhật tính thân thiện với di động: yếu tố này thường được nhắc tới như là Mobilegeddon. Các trang được tối ưu cho các thiết bị di động sẽ được thưởng bởi Mobilegeddon.

40. Khả năng sử dụng cho di động: các website mà người dùng di động có thể truy cập sử dụng rõ ràng có thể có được đánh giá cao hơn trong Google Mobile first index.

41. Nội dung được ẩn giấu trên di động: các nội dung được ẩn giấu trên thiết bị di động có thể không được index so với nội dung được hiển thị toàn bộ. Tuy vậy, một kĩ sư của Google mới đây có đề cập rằng các nội dung ẩn giấu cũng không có vấn đề gì. Nhưng trong cùng video đó, người này cũng nói rằng”… nếu đó là nội dung quan trọng thì nên được hiển thị…”

42. Nội dung bổ sung hữu ích: dựa vào tài liệu hướng dẫn được đưa ra mới đây của Google, nội dung bổ sung hữu ích được coi là dấu hiệu cho chất lượng của trang (và tất nhiên, là dấu hiệu cho việc Google xếp hạng trang). Các ví dụ được đưa ra bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, máy tính lãi suất vay và các công thức tương tác.

43. Nội dung được ẩn giấu sau các tab: Google đưa ra câu hỏi rằng người dùng có cần click vào một tab để làm hiển thị ra một vài nội dung có trên trang của bạn không? Nếu có, nọi dung đó có thể không được index.

44. Số lượng link outbound: quá nhiều link outbound dofollow có thể làm giảm PageRank gây ảnh hưởng tới thứ hạng trang.

45. Đa phương tiện: hình ảnh, videos và các yếu tố đa phương tiện khác có thể được xem là một dấu hiệu của một nội dung SEO chất lượng. Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa yếu tố đa phương tiện với thứ hạng trang:

46. Số lượng các link nội bộ chỉ tới trang: số lượng các link nội bộ chỉ tới một trang cho biết tầm quan trọng của nó liên quan tới các trang khác trên trang.

47. Chất lượng của các liên kết nội bộ chỉ tới trang: các liên kết nội bộ từ các trang uy tín có trên tên miền sẽ có ảnh hưởng lớn hơn là các trang không có hoặc có PageRank thấp.

48. Liên kết bị phá vỡ: nếu có quá nhiều liên kết bị gãy hỏng trên một trang sẽ là dấu hiệu site bị lãng quên hoặc không được sử dụng. Tài liệu hướng dẫn của Google cho thấy rằng các liên kết bị đứt gãy là một dấu hiệu liên quan tới chất lượng tiếp cận trang chủ.

49. Cấp độ cho việc đọc: không nghi ngờ gì việc Google thực hiện ước tính cấp độ đọc của các webpages. Thực tế, Google từng đưa ra số liệu thống kê về cấp độ đọc:

Nhưng Google làm gì với những thông tin này lại là điều khiến người ta tranh luận. Một vài người nói rằng cấp độ đọc cơ bản sẽ giúp site của bạn được xếp hạng tốt hơn vì nó thu hút mọi người. Nhưng những người khác thì lại kết hợp một cấp độ đọc cơ bản với các tầng nội dung giống như Ezine Articles.

50. Các liên kết affiliate: các liên kết affiliate tự nó có thể không tác động xấu tới thứ hạng site của bạn, nhưng nếu bạn có quá nhiều liên kết như vậy, thuật toán của Google có thể chú ý tới các dấu hiệu chất lượng khác để đảm bảo rằng site của bạn không phải là một site affiliate yếu.

51. Lỗi HTML / tính xác thực W3C: nhiều lỗi HTML hoặc thực hiện mã hóa cẩu thả có thể là một dấu hiệu cho thấy site có chất lượng kém. Trong cuộc trao đổi, nhiều SEOer nghĩ rằng một trang có code chất lượng là tín hiệu cho chất lượng trang.

52. Độ uy tín của tên miền: mọi thứ đều ngang bằng với nhau, nhưng một trang trên một tên miền uy tín sẽ có thứ hạng cao hơn 1 trang thuộc về một tên miền kém uy tín.

53. PageRank của trang: không có liên quan hoàn hảo nào của PageRank đối với thứ hạng trang. Nhưng các trang uy tín có xu hướng được xếp hạng cao hơn các trang có nhiều quyền liên kết.

54. Độ dài URL: các URL quá dài có thể làm tổn hại tới khả năng hiển thị của trang với máy tìm kiếm. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các URL ngắn được đánh giá tốt hơn trên kết quả tìm kiếm của Google.

55. Đường dẫn URL: một trang gần với trang chủ có thể sẽ nhận được uy tín nhiều hơn so với trang ở quá sâu trong cấu trúc của site.

56. Biên tập chỉnh sửa: mặc dù chưa bao giở xác nhận nhưng Google đã đưa ra một sáng chế cho một hệ thống để các biên tập chỉnh sửa ảnh hưởng tác động tới SERP.

57. Danh mục trang: Danh mục trang được xem là một dấu hiệu của tính liên quan. Một trang là một phần của danh mục liên quan có thể có được sự thúc đẩy về tính tương quan nhiều hơn so với trang được liệt kê trong một danh mục không liên quan.

58. Thẻ WordPress: các thẻ này cho thấy dấu hiệu liên quan về WordPress. Dựa vào thông tin từ Yoast.com:

“The only way it improves your SEO is by relating one piece of content to another, and more specifically a group of posts to each other.”

Cách duy nhất để cải thiện cho việc SEO của bạn là khiến cho một nội dung này liên quan tới một nội dung khác và cụ thể là một nhóm nội dung của các bài đăng.

59. Từ khóa trong URL: đây cũng là một dấu hiệu cho tính liên quan. Google gần đây đã gọi đây là một yếu tố nhỏ cho việc xếp hạng. Nhưng dù nhỏ thì nó vẫn là một yếu tố để xếp hạng.

60. Chuỗi URL: các danh mục trong chuỗi URL được đọc bởi Google và cung cấp một dấu hiệu cho thấy chủ đề của trang là gì.

61. Tham khảo và các nguồn: trích dẫn tài liệu tham khảo và các nguồn như là các tài liệu nghiên cứu cũng được coi là dấu hiệu cho chất lượng trang. Trong nguyên tắc về chất lượng của Google có đề cập rằng người đánh giá nên chú ý tới các nguồn dẫn khi xem xét trên từng trang cụ thể: “đây là một chủ đề mà các nguồn uy tín và/hoặc các nguồn có tính chuyên môn được đánh giá là quan trọng…” Tuy nhiên, Google từ chối việc họ sử dụng external links để làm dấu hiệu xếp hạng.

62. Đánh dấu đầu dòng và danh sách được xếp thứ tự: các dấu đầu dòng và các danh sách được xếp thứ tự giúp phân tách nội dung của bạn cho người đọc khiến nó thân thiện với người dùng hơn. Google có vẻ cũng đồng ý với việc này và ưa thích nội dung được phân tách bằng các dấu đầu dòng và số thứ tự.

63. Tính ưu tiên cho trang trên sitemap: ưu tiên cho một trang được thể hiện qua sitemap.xml có ảnh hưởng tới thứ hạng.

64. Quá nhiều liên kết outbound: trong guideline của Google về chất lượng site cũng có đề cập: “Một vài trang có quá nhiều liên kết sẽ che khuất trang và không tập trung vào nội dung chính”.

noi dung trang

65. Số lượng từ khóa mà trang dùng xếp hạng: nếu trang xếp hạng cho một vài từ khóa khác, nó có thể đưa tới cho Google dấu hiệu về chất lượng nội bộ của trang.

66. Tuổi đời của trang: mặc dù Google thích các nội dung mới, nhưng một trang cũ thường xuyên được cập nhật có thể được đánh giá vượt trội hơn một trang mới.

67. Các layout thân thiện với người dùng: dưới đây là trích dẫn trong tài liệu về chất lượng của Google: “Các layout trang trên các trang có chất lượng cao nhất khiến có nội dung chính được hiển thị ngay lập tức”.

68. Các tên miền song song: trong cập nhật của Google vào tháng 12 năm 2011 đã giảm khả năng hiển thị của các tên miền song song.

69. Nội dung hữu ích: Như Jared Carrizales của Backlinko đã chỉ ra, Google có thể phân biệt nội dung hữu ích và nội dung chất lượng.

III. Các yếu tố về cấp độ site

cấp độ trang web

70. Nội dung mang lại trải nghiệm giá trị và độc đáo: Google có nói rằng họ phạt các sites không mang lại bất cứ thứ gì mới mẻ hoặc hữu ích, đặc biệt là các site affiliate đơn điệu.

71. Trang Contact us: Tài liệu hướng dẫn của Google cho thấy Google thích các site có thông tin liên hệ phù hợp. Site được cho sẽ được thưởng nếu thông tin liên hệ phù hợp với thông tin whois.

72. Độ tin tưởng của tên miền/TrustRank: Nhiều SEOer tin rằng TrustRank là một yếu tố xếp hạng vô cùng quan trọng. Và một bằng sáng chế mới cấp gần đâu có tiêu đề “Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên độ tin cậy” cũng đã đề cập tới vấn đề này.

73. Cấu trúc site: một cấu trúc site chất lượn (ví dụ, cấu trúc silo) giúp Google tổ chức nội dung chủ đề trên site. Cấu trúc site cũng giúp Googlebot tiếp cận và index tất cả các trang trên site.

74. Cập nhật site: nhiều SEO tin rằng việc update site, đặc biệt là khi nội dung mới được thêm vào site là yếu tố làm mới mở rộng site. Mặc dù Google gần đây phủ nhận việc họ sử dụng việc xuất bản thường xuyên là một yếu tố trong thuật toán của họ.

75. Sitemap: Một sitemap giúp cho máy tìm kiếm index các trang dễ dàng, triệt để hơn và cải thiện khả năng hiển thị.

76. hời gian hoạt động của site: bảo trì hoặc các vấn đề về server gây ra thời gian chết cho site. Tình trạng này làm tổn hại cho thứ hạng của site (và thậm chí có thể dẫn tới deindex nếu không bảo trì và sửa chữa chính xác). >> Xem ngay 16 nguyên nhân dẫn đến google deindex và cách khắc phục.

77. Vị trí máy chủ: vị trí của máy chủ ảnh hưởng tới thứ hạng của site ở những khu vực địa lí khác nhau (nguồn). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tìm kiếm về địa lí.

78. Chứng nhận SSL: Google mới đây xác nhận rằng sử dụng HTTPS cũng là một dấu hiệu cho việc xếp hạng.

Tuy nhiên, cũng theo Google thì HTTPS chỉ được xem như là một kẻ phá hoại.

79. Trang điều khoản dịch vụ và bảo mật: Hai trang này giúp Google hiểu rằng site là thành viên đáng tin cậy trên internet.

80. Thông tin meta on-site trùng lặp: thông tin meta trùng lặp trên site của bạn có thể làm giảm khả năng hiển thị của trang. Search Console cũng cảnh báo nếu bạn có quá nhiều trùng lặp.

81. Đường dẫn điều hướng (breadcrumb): đây là một dạng cấu trúc site thân thiện với người dùng giúp cho người dùng (và máy tìm kiếm) biết được rằng họ đang truy cập vào đâu trên site: Google nói rằng: “Google Search sử dụng đánh dấu đường dẫn trong body của trang web để phân loại thông tin từ trang trên kết quả tìm kiếm”.

82. Tối ưu di động: với hơn một nửa số lượt tìm kiếm được thực hiện trên các thiết bị di động, Google muốn thấy rằng site của bạn được tối ưu hóa cho người dùng di động. Google giờ đây thậm chí còn phạt các site không thân thiện với di động.

83. YouTube: chẳng có gì để nghi ngờ việc các video YouTube được ưa thích trên SERPS (có lẽ là bởi Google sở hữu YouTube): Search Engine Land đã phát hiện ra rằng lưu lượng YouTube.com tăng lên đáng kể sau khi Google ra mắt Panda. >> Hướng dẫn SEO youtube 2018.

84. Khả năng sử dụng của site: một site gây khó cho việc sử dụng hoặc điều hướng có thể làm tổn hại một cách gián tiếp tới thứ hạng vì thời gian on site giảm, tỉ lệ xem trang và tỉ lệ thoát trang (nói cách khác, đây là các yếu tố xếp hạng RankBrain)

85. Sử dụng Google Analytics và Google Search Console: vài người nghĩ rằng cài đặt 2 chương trình này trên site giúp cải thiện việc index trang của bạn. Chúng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng vì nó khiến Google phải làm việc với quá nhiều dữ liệu (tỉ lệ thoát trang chính xác hơn dù bạn có nhận được lưu lượng referral từ backlink hay không..). Google cũng đã từ chối xác nhận việc này.

86. Đánh giá của người dùng/danh tiếng của site: danh tiếng của site được đánh giá qua các site như Yelp.com đóng vai trò quan trọng trong thuật toán của Google. Google thậm chí còn đăng một phác thảo hiếm hoi về việc họ đã sử dụng các đánh giá trực tuyến như thế nào sau khi một site bị tách ra khỏi khách hàng trong nỗ lực để được biết đến và nhận liên kết.

IV. Các yếu tố Backlink

4-backlink-factors

87. Tuổi đời tên miền liên kết: backlink từ các tên miền lâu đời có sức mạnh hơn là các tên miền mới.

88. Số lượng tên miền gốc liên kết: số lượng các tên miền giới thiệu là một trong các yếu tố xếp hạng quan trọng bậc nhất trong thuật toán của Google, bạn có thể thấy điều này từ nghiên cứu của 1 triệu kết quả tìm kiếm Google.

89. Số lượng các liên kết từ IPs C – Class riêng rẽ: các liên kết từ các địa chỉ IP hạng C đem tới một lượng lớn hơn các site liên kết tới site của bạn, tốt cho thứ hạng của site.

90. Số lượng trang liên kết: tổng số lượng trang, cho dù là tới từ cùng một tên miền cũng có tác động tới thứ hạng.

91. Backlink Anchor Text: như được đề cập trong mô tả về thuật toán gốc của Google thì: “Trước hết, anchors thường đem lại mô tả chính xác hơn về webpage hơn là chính bản thân các webpage đó”

Rõ ràng, anchor text đã không còn quan trọng như trước đây (và, khi được tối ưu quá đà, thì nó chả khác gì dấu hiệu một webspam). Nhưng anchor text nhiều từ khóa vẫn đem tới dấu hiệu nhỏ về tính tương quan.

92. Thẻ Alt (dành cho liên kết ảnh): Alt text được xem như là anchor text cho hình ảnh.

93. Các liên kết từ các tên miền .edu hoặc .gov: Matt Cutts có phát biểu rằng TLD không đóng yếu tố quan trọng của site. Tuy vậy nó không khiến giới SEO ngừng nghĩ rằng có một vị trí đặc biệt trong thuật toán cho các TLD .gov và .edu.

94. Uy tín của trang liên kết: Uy tín (PageRank) của trang giới thiệu vẫn là yếu tố cực kì quan trọng đối với Google từ xưa tới nay.

pagerank

95. Uy tín của tên miền liên kết: uy tín của tên miền giới thiệu có thể có vài trò độc lập trong giá trị của một liên kết.

96. Liên kết từ các đối thủ: liên kết từ các trang khác xếp hạng trên cùng SERP có thể có giá trị hơn thứ hạng của một trang cho từ khóa cụ thể đó.

97. Liên kết từ các website được chờ đợi: mặc dù vẫn chỉ đang được suy đoán nhưng một vài SEO tin rằng Google không hoàn toàn tin tưởng site của bạn cho tới khi site của bạn được một số các site dự kiến cùng nghành liên kết tới.

98. Liên kết từ các site lân cận giá trị thấp: các liên kết từ các site giá trị thấp có thể gây hại cho web của bạn.

99. Bài đăng của khách (GUEST POST): mặc dù các liên kết từ bài đăng của khách vẫn có giá trị nhưng nó có vẻ không có sức mạnh như các liên kết chỉnh sửa đáng tin (ví dụ, các bài đăng quy mô lớn của guest post có thể khiến site của bạn gặp rắc rối).

100. Liên kết từ quảng cáo: Theo Google, các liên kết từ quảng cáo không cần theo dõi. Tuy nhiên, có khả năng Google có thể xác định và lọc ra các các liên kết được theo dõi từ quảng cáo.

101. Thẩm quyền của trang chủ: Các liên kết đến trang chủ của trang giới thiệu có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đánh giá giá trị của trang web cũng như giá trị của một liên kết.

  102. Liên kết Nofollow: Đây là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất trong SEO. Thuật ngữ chính thức của Google về chủ đề này là: “Nói chung, chúng tôi không theo dõi chúng”.

Điều này cho thấy rằng họ làm như thế trong một số trường hợp nhất định. Việc có một số lượng phần trăm nhất định các liên kết nofollow cũng có thể cho biết một hồ sơ các liên kết tự nhiên và không tự nhiên.

103. Sự đa dạng của các loại liên kết: Việc có tỷ lệ phần trăm lớn các liên kết đến từ một nguồn duy nhất (tức là tiểu sử diễn đàn, các bình luận trên blog) có thể là dấu hiệu của một trang web spam. Mặt khác, các liên kết từ các nguồn khác nhau là một tín hiệu của một hồ sơ liên kết tự nhiên.

104. “Các liên kết được tài trợ” hay liên kết từ các từ xung quanh: Các từ như “nhà tài trợ”, “đối tác liên kết” và “liên kết được tài trợ” có thể làm giảm giá trị của liên kết.

105. Các liên kết theo ngữ cảnh: Các liên kết được gắn bên trong nội dung của trang được xem là có giá trị hơn các liên kết trên một trang trống hoặc các liên kết được tìm thấy ở nơi khác trên trang.

106. Lạm dụng chuyển hướng 301: Backlinks đến từ chuyển hướng 301 sẽ làm giảm giá trị của một số PageRank, dựa theo một video trợ giúp quản trị trang web.

107. Anchor text liên kết nội bộ: Anchor text liên kết nội bộ là một tín hiệu liên quan khác. Mặc dù các liên kết nội bộ có thể ít giá trị hơn nhiều so với anchor text đến từ các trang web bên ngoài.

108. Quyền hạn của tiêu đề liên kết: Tiêu đề liên kết (văn bản xuất hiện khi bạn di chuột qua một liên kết) cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu liên quan yếu.

109. TLD quốc gia của tên miền giới thiệu: Nhận các liên kết từ các tiện ích mở rộng tên miền cấp cao theo quốc gia (.de, .cn, .co, .uk) có thể giúp bạn được xếp hạng tốt hơn tại quốc gia đó.

110. Vị trí liên kết trong nội dung: Các liên kết ở phần đầu của nội dung có thể có giá trị hơn nhiều so với các liên kết được đặt ở cuối nội dung.

111. Vị trí liên kết trên trang: Khi một liên kết xuất hiện trên một trang là quan trọng. Nói chung, liên kết được gắn trong nội dung của trang sẽ có giá trị hơn một liên kết được gắn ở phần cuối trang hoặc ở thanh bên.

112. Liên kết sự liên quan của tên miền: Một liên kết đến từ một trang web tương tự có giá trị hơn một liên kết đến từ một trang web hoàn toàn không liên quan.

113. Mức độ liên quan ở cấp độ trang: Một liên kết từ một trang có liên quan cũng đem lại nhiều giá trị hơn.

114. Từ khóa trong tiêu đề: Google cung cấp thêm quyền lợi cho các liên kết từ các trang có chứa từ khóa của trang trong tiêu đề.

115. Tốc độ liên kết tích cực: Một trang web có tốc độ liên kết tích cực thường được xếp hạng cao trong SERP vì nó cho thấy trang web của bạn đang trở nên phổ biến.

116. Tốc độ liên kết tiêu cực: Mặt khác, tốc độ liên kết tiêu cực có thể làm giảm đáng kể thứ hạng bởi vì nó làm cho trang web của bạn trở nên ít phổ biến hơn.

117. Liên kết từ các trang “Hub”: Thuật toán Hilltop cho thấy việc liên kết từ các trang được xem là tài nguyên hàng đầu (hay Hubs) về một chủ đề nhất định là một phương pháp đặc biệt.

118. Liên kết từ trang web lớn có thẩm quyền: Một liên kết từ một trang web được coi là “trang web có thẩm quyền” có nhiều sức mạnh hơn một liên kết từ một trang web nhỏ, vô danh.

119. Liên kết với nguồn Wikipedia: Mặc dù những liên kết là nofollow, nhưng nhiều người nghĩ rằng việc nhận được liên kết từ Wikipedia mang lại cho bạn sự tin tưởng và quyền hạn từ các công cụ tìm kiếm.

120. Cùng xuất hiện: Những từ có xu hướng xuất hiện xung quanh các backlinks giúp cho Google biết trang đó có chủ đề gì.

121. Tuổi đời của backlink: Theo một bằng sáng chế của Google, các liên kết cũ có khả năng xếp hạng cao hơn những backlink mới.

122. Liên kết từ các trang web thực và “Splogs”: Do sự gia tăng của các mạng blog, Google có thể cung cấp nhiều quyền lợi cho các liên kết đến từ “các trang web thực” hơn từ các blog giả mạo. Họ có thể sử dụng các tín hiệu thương hiệu và tương tác người dùng để phân biệt giữa hai loại.

123. Hồ sơ liên kết tự nhiên: Một trang web có hồ sơ liên kết tự nhiên sẽ được xếp hạng cao và bền vững hơn sau mỗi lần cập nhật một hồ sơ liên kết được xây dựng bằng chiến lược SEO mũ đen.

124. Liên kết đối ứng: Trang Link Schemes của Google liệt kê “sự trao đổi liên kết quá mức” như một lược đồ liên kết cần tránh.

125. Liên kết nội dung do người dùng tạo: Google có thể xác định UGC và nội dung được xuất bản bởi những chủ sở hữu trang web thực sự. Ví dụ, họ biết rằng một liên kết từ blog WordPress.com chính thống khác biệt với một liên kết từ besttoasterreviews.wordpress.com. >> Đọc bài viết: Link bait là gì?.

126. Các liên kết từ 301: Các liên kết từ chuyển hướng 301 có thể làm mất một ít link juice so với một liên kết trực tiếp. Tuy nhiên, Matt Cutts nói rằng một số liên kết 301 cũng tương tự với các liên kết trực tiếp.

127. Cách sử dụng Schema.org: Các trang có hỗ trợ vi định dạng có thể xếp hạng các trang không có . Đây có thể là một sự hỗ trợ trực tiếp hoặc thực tế là các trang có vi định dạng có CTR cao hơn trên SERP:

128. TrustRank của việc liên kết trang web: Độ tin cậy của trang web liên kết đến bạn xác định mức độ TrustRank mà bạn nhận được.

129. Số lượng liên kết ngoài trên trang: PageRank là hữu hạn. Một liên kết trên một trang có hàng trăm liên kết bên ngoài mang lại PageRank thấp hơn một trang chỉ có một số liên kết ngoài.

130. Liên kết diễn đàn: Đây là một hình thức spam, Google có thể làm giảm đáng kể giá trị của các liên kết từ diễn đàn.

131. Số lượng từ của liên kết nội dung: Một liên kết từ một bài đăng có 1000 từ có giá trị hơn một liên kết bên trong đoạn trích chỉ có 25 từ.

132. Chất lượng của nội dung liên kết: Các liên kết từ nội dung nghèo nàn không đem lại nhiều giá trị như những liên kết từ nội dung tốt.

133. Liên kết Sidewide (liên kết xuất hiện trên tất cả các trang của một trang web): Matt Cutts xác nhận rằng các liên kết Sidewide được “nén” là một liên kết duy nhất.

V. Tương tác người dùng

tương tác người dùng

134. RankBrain: RankBrain là thuật toán Al của Google. Nhiều người tin rằng mục đích chính của nó là để đo lường cách mà người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm (và xếp hạng kết quả theo đó). >> Hướng dẫn cách tối ưu hoá rankbrain.

135. Tỷ lệ nhấp tự nhiên của một từ khóa: Theo Google, những trang nhận được nhiều nhấp chuột trong CTR hơn có thể nhận được đánh giá cao hơn trong SERP cho từ khóa cụ thể đó.

136. CTR tự nhiên của tất cả từ khóa: CTR tự nhiên của một trang web cho tất cả các từ khóa được xếp hạng có thể là một tín hiệu tương tác người dùng dựa trên con người (nói một cách khác, là điểm chất lượng cho các kết quả tự nhiên).

137. Tỷ lệ thoát: Không phải mọi người trong cộng đồng SEO đều đồng ý với về đề về tỷ lệ thoát, nhưng nó có thể là cách Google sử dụng người dùng như một sự kiểm tra chất lượng (sau đó, các trang có tỷ lệ thoát cao không phải là kết quả tuyệt vời cho từ khóa đó). Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây của SEMRush đã tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ thoát và xếp hạng của Google.

138. Lưu lượng truy cập trực tiếp: Google xác nhận việc sử dụng dữ liệu từ Google Chrome để xác định số lượng người truy cập một trang web (và tần suất). Những trang web có nhiều lưu lượng truy cập trực tiếp là các trang web có chất lượng cao hơn so với các trang nhận được ít lưu lượng truy cập trực tiếp. Trên thực tế, nghiên cứu SEMRush mà tôi vừa đề cập đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa lưu lượng truy cập trực tiếp và xếp hạng của Google.

139. Lưu lượng truy cập lặp lại: Các trang web có khách truy cập lặp lại có thể được xếp hạng cao hơn trong Google.

140. Pogosticking: “Pogosticking” là một dạng đặc biệt của sự thoát trang. Trong trường hợp này, người dùng nhấp vào các kết quả tìm kiếm khác để tìm câu trả lời cho truy vấn của họ. Những kết quả mà mọi người Pogostick có thể nhận được thứ hạng đáng kể.

141. Các trang web bị chặn: Google đã ngừng sử dụng tính năng này trong Chrome. Tuy nhiên, Pandaw đã dùng nó như một tín hiệu chất lượng. Vì vậy Google có thể vẫn sử dụng một biến thể của nó.

142. Chrome Bookmarks: Chúng ta biết rằng Google thu thập dữ liệu sử dụng trình duyệt Chrome. Các trang được đánh dấu trên Chrome có thể có giá trị.

143. Số lượng bình luận: Các trang có nhiều bình luận có thể là một tín hiệu về sự tương tác và chất lượng người dùng. Trên thực tế, một Googler đã nói rằng các bình luận có thể giúp rất nhiều cho việc xếp hạng.

144. Thời gian ở lại: Google chú ý rất nhiều đến thời gian ở lại – thời gian mà mọi người ở lại trên trang khi đến từ tìm kiếm của Google. Điều này đôi khi còn được gọi là “nhấp chuột dài và nhấp chuột ngắn”. Tóm lại: Google đo lường thời gian người tìm kiếm Google dành cho trang của bạn. Thời gian càng dài thì càng tốt.

VI. Quy tắc thuật toán đặc biệt của Google

Quy tắc thuật toán đặc biệt của Google

145. Query Deserves Freshness (Từ khóa có được nội dung mới): Google cho phép các trang mới tăng cườn hiển thị cho những tìm kiếm nhất định.

146. Truy vấn đa dạng: Google có thể thêm tính đa dạng vào SERP cho các từ khóa không rõ ràng như  “Ted”, “WWF” hoặc “ruby”.

147. Lịch sử trình duyệt của người dùng: Có thể bạn đã tự nhận thấy điều này: trang web mà bạn truy cập thường xuyên sẽ ảnh hưởng trong SERP cho các tìm kiếm của bạn.

148. Lịch sử tìm kiếm người dùng: Chuỗi tìm kiếm ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm đối với các tìm kiếm sau này. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm “bài đánh giá” cho một lò nướng sau đó tìm kiếm “lò nướng bánh mỳ”. Google có nhiều khả năng sẽ xếp hạng các trang web về bài đánh giá lò nướng bánh mỳ cao hơn trong SERP.

149. Đoạn trích nổi bật: Theo một nghiên cứu của SEMRush, Google chọn nội dung đoạn trích nổi bật dựa trên việc kết hợp độ dài nội dung, định dạng, thẩm quyền trang và sử dụng HTTP.

150. Nhắm mục tiêu theo địa lý: Google ưu tiên các trang web có IP máy chủ địa phương và tiện ích mở rộng tên miền theo quốc gia.

151. Tìm kiếm an toàn: Các kết quả tìm kiếm với các từ khiếm nhã hoặc nội dung người lớn sẽ không xuất hiện trước những người dùng đã kích hoạt tìm kiếm an toàn.

152. Vòng kết nối Google +: Mặc dù Google + về cơ bản đã không còn, Google vẫn hiển thị các kết quả cho các tác giả và trang web mà bạn đã thêm vào vòng kết nối Google Plus.

153. Từ khóa “YMYL”: Google có các tiêu chuẩn chất lượng nội dung cao hơn cho từ khóa “Tiền hay Cuộc sống của bạn”.

154. Khiếu nại DMCA: Google  sẽ “downranks” các trang có khiếu nại DMCA hợp pháp.

155. Đa dạng tên miền: Cái gọi là “Cập nhật Bigfoot” được cho là đã thêm nhiều tên miền vào mỗi trang SERP.

156. Tìm kiếm giao dịch: Google đôi khi hiển thị các kết quả khác nhau cho các từ khóa liên quan đến việc mua sắm, như tìm kiếm chuyến bay.

157. Tìm kiếm địa phương: Đối với các tìm kiếm địa phương, Google thường đặt các kết quả tìm kiếm địa phương lên trên SERP tự nhiên “bình thường”. >> Cách seo local map.

158. Hộp tin bài hàng đầu: Một số từ khóa nhất định kích hoạt hộp tin bài hàng đầu:

159. Ưu tiên thương hiệu lớn: Sau bản cập nhật Vince, Google đã bắt đầu ưu tiên các thương hiệu lớn đối với một số từ khóa nhất định.

160. Kết quả mua sắm: Google đôi khi hiển thị kết quả của Google Shopping trong SERP tự nhiên:

161. Kết quả hình ảnh: Hình ảnh của Google đôi khi xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm tự nhiên thông thường.

162. Kết quả quả trứng Phục sinh: Google có hàng tá kết quả cho “Quả trứng Phục sinh”. Ví dụ, khi bạn tìm kiếm “Atari Breakout” trong tìm kiếm hình ảnh của Google, kết quả tìm kiếm biến thành một trò chơi có thể chơi được.

163. Kết quả cho trang web đơn lẻ cho thương hiệu: Tên miền hoặc Từ khóa thương hiệu mang lại nhiều kết quả từ cùng một trang web.

164. Cập nhật Payday Loans: Đây là một thuật toán đặc biệt được thiết kế để dọn sạch “các truy vấn spam”.

VII. Tín hiệu thương hiệu (Brand)

tín hiệu thương hiệu

165. Anchor text tên thương hiệu: Anchor text được gắn thương hiệu là một tín hiệu thương hiệu đơn giản nhưng mạnh mẽ.

166. Tìm kiếm thương hiệu: Mọi người tìm kiếm thương hiệu. Nếu mọi người tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google, điều này cho Google thấy trang web của bạn là một thương hiệu thực sự.

167. Tìm kiếm từ khóa thương hiệu +: Mọi người tìm kiếm từ khóa cụ thể cùng với thương hiệu của bạn (ví dụ: “yếu tố xếp hạng của Backlinko Google” hoặc “Backlinko SEO”)? Nếu vậy, Google có thể giúp bạn tăng khả năng xếp hạng khi mọi người tìm kiếm phiên bản không được gắn thương hiệu của từ khóa đó trên Google.

168. Trang web có trang Facebook và các lượt thích: Các thương hiệu có xu hướng lập Facebook có nhiều lượt thích.

169. Trang web có tài khoản Twitter với người theo dõi: Tài khoản Twitter có nhiều người theo dõi là một thương hiệu nổi tiếng.

170. Trang chính thức của Linkedin: Hầu hết các doanh nghiệp thực sự đều có trang Linkedin công ty.

171. Authorship: Tháng 2 năm 2013, CEO của Google – Eric Schmidt đã tuyên bố:

“Trong kết quả tìm kiếm, thông tin gắn liền với các hồ sơ trực tuyến đã được xác minh sẽ được xếp hạng cao hơn nội dung chưa được xác minh, điều này sẽ dẫn đến kết quả hầu hết người dùng nhấp vào các kết quả đầu tiên (đã được xác minh) một cách tự nhiên”.

172. Tính hợp pháp của các tài khoản truyền thông xã hội: Tài khoản truyền thông xã hội có 10,000 người theo dõi và 2 bài đăng khác rất nhiều với một tài khoản khác với 10,000 theo dõi có nhiều tương tác. Trên thực tế, Google đã nộp một bằng sáng chế để xác định xem các tài khoản truyền thông xã hội là thực hay giả mạo.

173. Các giới thiệu về thương hiệu trên các tin tức hàng đầu: Các thương hiệu thực sự lớn luôn luôn được đề cập trên các trang tin bài hàng đầu. Trên thực tế, một số thương hiệu thậm chí có nguồn cung cấp tin tức từ chính trang web của họ, trên trang đầu tiên.

174. Đề cập đến thương hiệu chưa được liên kết: Thương hiệu được đề cập mà không được liên kết đến. Google có thể xem thương hiệu không có siêu liên kết được đề cập như là một tín hiệu thương hiệu.

175. Vị trí Brick and Mortar: Những doanh nghiệp thực sự có văn phòng. Có thể Google sẽ tìm kiếm dữ liệu vị trí để xác định xem trang web có phải một thương hiệu lớn hay không.

VIII. Các yếu tố spam trên trang

Các yếu tố Webspam trên trang

176. Hình phạt của Panda: Các trang web có nội dung chất lượng kém ít được hiển thị trên tìm kiếm sau khi bị phạt bởi Panda.

177. Liên kết đến các vùng lân cận xấu: Liên kết tới “các vùng lân cận xấu” – như các trang web hiệu thuốc spam hay Payday Loans – có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên tìm kiếm.

178. Chuyển hướng: Các chuyển hưởng lén lút là một điều cấm kỵ. Nếu bị phát hiện, nó có thể khiến cho một trang web không chỉ bị phạt mà còn không được lập chỉ mục.

179. Popups hoặc “Quảng cáo gây phiền”: Tài liệu hướng dẫn của Google Rater cho biết popups và “Quảng cáo gây phiền” là một tín hiệu cho thấy trang web có chất lượng thấp.

180. Quảng cáo xen kẽ: Google có thể phạt những trang web hiển thị quảng cáo “xen kẽ” toàn bộ trang đối với người dùng trên thiết bị di động.

181. Tối ưu hóa quá mức trang web:Google sẽ phạt những người tối ưu hóa quá mức trang web của họ. Điều này bao gồm: nhồi nhét từ khóa, nhồi nhét thẻ tiêu đề, trang trí từ khóa quá mức.

182. Nội dung vô nghĩa: Một bằng sáng chế của Google nêu rõ cách Google có thể xác định nội dung vô nghĩa, điều này giúp ích cho việc lọc ra nội dung lòng vòng hoặc tự động được tạo từ chỉ mục.

183. Doorway Pages: Google muốn trang mà bạn hiển thị cho Google là trang mà người dùng sẽ nhìn thấy. Nếu trang của bạn chuyển hướng người dùng đến trang khác, thì đó là Doorway Pages. Không cần phải nói, Google không thích những trang sử dụng Doorway Pages.

184. Quảng cáo ở phần trên của trang web: Thuật toán bố cục trang xử phạt các trang có nhiều quảng cáo (và không có nội dung) ở phần trên của trang web.

185. Ẩn Affiliate Links: Vượt quá giới hạn khi cố gắng ẩn Affiliate Links (đặc biệt là việc giấu giếm) có thể bị phạt.

186. Fred: Biệt danh của một một loạt các bản cập nhật của Google bắt đầu từ năm 2017. Theo Search Engine Land, Fred “nhắm mục tiêu vào các trang có nội dung kém mang lại doanh thu thấp”.

187. Affiliate Sites: Không có gì bí mật khi Google không phải là người hâm mộ lớn nhất của sự liên kết. Và nhiều người nghĩ rằng trang web kiếm tiền bằng các chương trình liên kết được giám sát kỹ lưỡng.

188. Nội dung tự tạo: Dễ hiểu là Google ghét những nội dung tự tạo. Nếu họ nghi ngờ rằng trang web của bạn có chứa những nội dung do máy tính tạo ra, trang web của bạn có thể bị phạt hoặc bị hủy chỉ mục.

189. Tạo PageRank quá mức: Vượt quá giới hạn với việc tạo PageRank – bằng cách nofollow tất cả các liên kết ngoài – có thể là dấu hiệu của việc chơi đùa hệ thống.

190. Địa chỉ IP được gắn cờ là Spam: Nếu địa chỉ IP máy chủ của bạn bị gắn cờ spam, nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các trang web trên server.

191. Spam thẻ Meta: Việc nhồi nhét từ khóa cũng có thể xảy ra đối với thẻ meta. Nếu Google cho rằng bạn đang thêm từ khóa vào các thẻ tiêu đề và mô tả, họ có thể phạt trang web của bạn.

IX. Các yếu tố spam ngoài trang

các yếu tố spam ngoài trang

192. Dòng liên kết bất thường: Một dòng liên kết đột ngột (và không tự nhiên) là một dấu hiệu chắc chắn về các liên kết giả. Hướng dẫn cách xây dựng liên kết tự nhiên bạn nên đọc ngay.

193. Hình phạt của Penguin: Các trang web bị Google Penguin tấn công ít có khả năng được hiển thị trong tìm kiếm. Mặc dù, rõ ràng là Penguin hiện giờ tập trung nhiều hơn vào việc lọc ra các liên kết xấu và phạt toàn bộ trang web.

194. Hồ sơ liên kết có các tỷ lệ phần trăm cao các liên kết chất lượng kém: Rất nhiều liên kết từ các nguồn thường được SEO mũ đen sử dụng (như bình luận trên blog và hồ sơ diễn đàn) có thể là dấu hiệu của việc chơi đùa hệ thống.

195. Liên kết các miền liên quan: Phân tích nổi tiếng của MicroSiteMasters.com cho thấy các trang web có số lượng lớn các liên kết không tự nhiên từ các trang web không có liên quan thể bị Penguin chú ý đến nhiều hơn.

196. Cảnh báo liên kết bất thường: Google đã gửi hàng nghìn tin nhắn “thông báo của Google Search Console về việc phát hiện các liên kết bất thường”. Điều này thường xảy ra trước khi thứ hạng bị giảm, mặc dù không phải 100% thời gian.

197. Liên kết danh mục chất lượng thấp: Theo Google, backlinks từ các danh mục chất lượng thấp có thể bị phạt.

198. Liên kết widget: Google khó chịu với các liên kết được tạo tự động khi người dùng gắn “widget” vào trang web của họ.

199. Liên kết từ IP cùng hạng C: Việc nhận được một số liên kết không tự nhiên từ các trang web trên cùng một IP máy chủ có thể giúp Google xác định rằng các liên kết của bạn đến từ một mạng blog.

200. Anchor text độc hại: Việc có anchor text độc hại (đặc biệt là từ khóa về dược phẩm) trỏ đến trang web của bạn có thể là một dấu hiệu của trang web spam hoặc bị tấn công. Dù bằng cách nào, nó cũng ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn.

201. Tăng đột biến các liên kết không tự nhiên: Một bằng sáng chế của Google năm 2013 mô tả cách Google có thể xác minh một dòng liên kết đến trang có hợp pháp hay không. Những  liên kết không tự nhiên đó có thể bị mất giá trị.

202. Liên kết từ các bài báo và thông cáo báo chí: Các danh mục bài viết và thông cáo báo chí đã bị lạm dụng đến mức Google hiện nay đã xem 2 chiến lược xây dựng liên kết này là “lược đồ liên kết” trong nhiều trường hợp.

203. Tác vụ thủ công Manual Actions:nhiều loại tác vụ thủ công, nhưng hầu hết đều liên quan đến xây dựng liên kết mũ đen.

204. Liên kết mua bán: Nhận được các liên kết mua bán có thể làm giảm khả năng hiển thị của bạn.

205. Google Sandbox: Các trang web mới nhận được dòng liên kết đột ngột đôi khi được đưa vào Google Sandbox, điều này sẽ tạm thời hạn chế khả năng hiển thị tìm kiếm.

206. Google Dance: Google Dance có thể tạm thời làm thay đổi xếp hạng. Theo một bằng sáng chế của Google, đây có thể là một cách để họ xác định xem một trang web có đang cố gắng chơi đùa thuật toán hay không.

207. Công cụ từ chối: Việc sử dụng công cụ từ chối liên kết có thể xóa bỏ một hình phạt thủ công hoặc thuật toán cho những trang web là nạn nhân của SEO tiêu cực.

208. Yêu cầu xem xét lại: Một yêu cầu xem xét lại thành công có thể dẫn đến một hình phạt.

209. Lược đồ liên kết tạm thời: Google đã phát hiện ra những người tạo và xóa nhanh các liên kết spam. Hay còn được gọi là một lược đồ liên kết tạm thời.

Kết luận:

Đây là một danh sách khá dài. Tóm lại, dưới đây là các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google trong năm 2018:

  • Tên miền giới thiệu (refering domains)
  • Tỷ lệ nhấp tự nhiên (Organic click-through-rate)
  • Thẩm quyền của tên miền (Domain authority)
  • Tính khả dụng trên thiết bị di động (Mobile usability)
  • Thời gian ở lại (Dwell time)
  • Tổng số backlink 
  • Chất lượng nội dung
  • SEO trên trang (Opage SEO)

Bây giờ Vietads muốn nghe ý kiến của các bạn:

Yếu tố xếp hạng SEO nào trong danh sách này mà bạn chưa biết?

Hoặc có thể tôi đã bỏ sót điều gì chăng.

Dù bằng cách nào, hãy cho tôi biết ý kiến của bạn bằng cách để lại bình luận bên dưới. Hãy chia sẻ bài viết đến với cộng đồng SEO cùng đọc và rút ra kinh nghiệm cũng như hiểu hơn về các yếu tố xếp hạng SEO của google. Tham khảo thêm tài liệu SEO toàn diện tại mục Kiến thức SEO.

Ngoài ra: Vietads có khoá học SEO, khoá học link building đảm bảo an toàn, bền vững trước thuật toán của google và có quy trình SEO top dễ dàng hơn cho 2018 thuộc chương trình đào tạo SEO thực hành. Nhanh tay đăng ký ngay.

Chuỗi bài viết hữu ích cho SEO 2018:

Nguồn: backlinko.comAuthor: Brian Dean – Biên dịch và edit by: Việt Anh Trần

Việt Anh Trần

Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.