Việc Google cho ra mắt Knowledge Graph (sơ đồ tri thức) vào năm 2012 đã dẫn tới một vài thay đổi lớn trong hoạt động tìm kiếm.
- Cách viết bài PR hấp dẫn hút người đọc ngay từ dòng đầu tiên
- Hơn 200 yếu tố xếp hạng của Google: Bản danh sách chính xác nhất 2018
- 8 chiến lược đơn giản để nâng thứ hạng Local SEO của bạn
- Liên kết gãy là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan đến liên kết gãy
- Hướng dẫn cách lấy IP của khách truy cập với Google Tag Manager
Knowledge Graph chỉ là một trong những cách mà Google sử dụng để cố gắng hiểu ý định của người tìm kiếm cũng như các mối quan hệ giữa các thực thể trong thế giới thật.
Bạn đang xem: Làm thế nào để tác động tới (biểu đồ tri thức) Knowledge Graph của Google?
Knowledge Graph đã làm thay đổi mãi mãi hoạt động tìm kiếm đối với cả người tiêu dùng, với các thương hiệu cũng như các hoạt động kinh doanh.
Knowledge Graph panels là thành phần chính trong Google SERPs, cho phép người dùng truy cập ngay lập tức truy xuất tới dữ liệu thông tin khái quát nhất mà không cần click vào link, đồng thời nó cũng đem tới cho các marketer cơ hội vàng để tăng khả năng hiển thị hàng hóa dịch vụ của họ với khách hàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về Knowledge Graph, sự khác biệt của nó với các kết quả tìm kiếm đặc biệt khác, cũng như các bước để có thể sử dụng tối đa thuật toán hiển thị này để thu hút nhiều hơn người dùng ghé thăm website của bạn.
Bài viết hữu ích: Cách seo website lên top 0 trên Google
Knowledge Graph (biểu đồ tri thức) là gì?
Knowledge Graph là một mô hình kiến trúc dữ liệu thông minh, khai thác kho đối tượng khổng lồ và các thông tin thực tế của Google, thuật toán này tìm kiếm để hiểu sự kết nối trong thực tế của các đối tượng và thông tin đó. Nói một cách khác, thay vì diễn giải và hiểu theo nghĩa đen của từng từ khóa và truy vấn, Google sẽ tự suy luận ra cái mà người dùng đang tìm kiếm.
Như cái cách mà Google giải thích trong video giới thiệu và trên website của Google thì mục đích sự ra đời của Knowledge Graph là để chuyển đổi từ một công cụ thông tin thành một công cụ tri thức.
Google sử dụng dữ liệu của semantic search của Knowledge Graph và mối quan hệ của giữa những thứ có liên quan để hiển thị thông tin được xem là thông tin có sự liên quan nhất trong môt bảng điều khiển (hay một Knowledge panel) ở bảng phái bên phải kết quả tìm kiếm.
Ban đầu thì kết quả tìm kiếm này ở trạng thái tĩnh nhưng ngày nay thì bạn hoàn toàn có thể đặt vé xem phim, xem video trên Youtube, và nghe nhạc trên Stotify thông qua các panel này.
Các Knowledge panels đặc biệt hữu ích đối với các thương hiệu. Chúng đem tới khả năng hiện thị và tăng cường giá trị thương hiệu rất lớn.
Khi sở hữu các Knowledge panel, bạn sẽ có thể đưa ra các đề xuất thay đổi và gây ảnh hưởng tới những thứ như là logo được hiển thị, thông tin liên hệ, và hồ sơ mạng xã hội.
Bài viết cần đọc ngay: Google RankBrain: 6 bí mật về thuật toán mới chưa từng được tiết lộ (2018)
Kết quả tìm kiếm của Knowledge có giống như Rich Result hay không?
Google tạo ra sự khác nhau giữa kết quả tìm kiếm của Knowledge Graph và các danh mục tìm kiếm khác, tuy nhiên họ cũng thừa nhận rằng “ khó để mà có thể phân biệt rich results và kết quả tìm kiếm Knowledge Graph một cách trực quan”
Cả hai kết quả tìm kiếm đều sử dụng kiểu dáng, hình ảnh và những tính năng khác để cung cấp đa dạng thông tin cho từng truy vấn cụ thể.
Sự khác biệt chính giữa 2 loại kết quả tìm kiếm này là ở mức độ kiểm soát mà bạn có đối với nội dụng. Thông thường đối với rich result bạn không có nhiều quyền kiểm soát đối với nội dung nhưng với Knowledge Graph, bạn có thể đề xuất thay đổi, đặc biệt là những nội dung liên quan tới thông tin và nhận diện thương hiệu của bạn.
Cùng cần phải lưu ý rằng, Knowledge Graph cũng có quyền quyết định những kết quả nào sẽ được liên kết với nhau trong các băng chuyền. Tuy nhiên, hiện tại các kết quả hiển thị dạng băng chuyền đang bị giới hạn đối với các truy vấn thông tin phi thương mại và cũng bởi kết quả hiển thị dạng này không phải là direct traffic hay có lợi cho SEO nên chúng tôi sẽ không tập trung vào việc tối ưu dạng băng chuyền trong bài viết này.
Chúng tôi sẽ chỉ tập trung đi sâu vào việc làm thế nào để bạn có thể tận dụng và tác động tới nội dung các Knowledge Graph card.
Các loại Knowledge Graph phổ biến và ví dụ
Tạo được một Knowledge Graph card (tấm thiệp biểu đồ tri thức) cho thương hiệu của bạn là một trong những cách tuyệt vời để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mới, kiếm thêm traffic cho website, và khám phá cửa hàng của bạn.
Trong phần này chúng tôi sẽ kiểm tra một số loại truy vấn phổ biến nhất được trả về bằng Knowledge Graph card và cách bạn có thể sử dụng để được hưởng lợi.
1. Các công ty
Nếu bạn không tận dụng những lợi thế có được từ Knowledge Graph card liên quan tới công ty của bạn, linh vật, biểu tượng, logo, thì bạn đã bỏ phí một cơ hội rất lớn. Những thẻ này giúp người dùng tương tác với thương hiệu của bạn thông qua các nhóm thông tin có liên quan tới nhau như mô tả cơ bản, thông tin giá cổ phiếu, và một hoặc hai sư kiện đáng chú ý.
Knowledge Graph cards không những chứa đựng một lượng lớn thông tin đối với người dùng mà còn có thể liên kết trực tiếp tới website hoặc profile mạng xã hội của bạn. Dựa vào loại hình kinh doanh, người truy vấn trên mobile thậm chí có thể truy cập hộp tìm kiếm, duyệt sản phẩm trực tiếp thông qua Knowledge Graph.
2. Các tổ chức phi lợi nhuận
Xem thêm : Google RankBrain: 6 bí mật về thuật toán mới chưa từng được tiết lộ (2018)
Khi thực hiện tìm kiếm các tổ chức phi lơi nhuận đi kèm với các điều kiện cụ thể thì kết quả trả về sẽ chỉ là thông tin liên quan tới các điều kiện đó, nhưng giờ đây Knowledge Graph có thể hiển thị nổi bật các thông tin liên quan tới các tổ chức phi lợi nhuận.
Ví dụ, khi seach “ALS” từ Canada, liên kết trả về sẽ liên quan tới chứng teo cơ xơ cứng cột bên và một Knowledge Graph card về hiệp hội ALS của Canada.
Đây là một thay đổi tương đối gần đây của Knowledge Graph panels, và là cơ hội lớn đối với các tổ chức phi lợi nhuận khi muốn tăng mức độ hiển thị. Các tổ chức này cũng giống như các công ty, có thể bao gồm các đường dẫn tới website và tài khoản mạng xã hội trên Knowledge Graph card của họ.
3. Người có tầm ảnh hưởng
Tên tuổi của một số người được xem như là thương hiệu cá nhân của họ. Những tìm kiếm cho một số thông tin nổi bật như số tiền “Elon Musk” đầu tư cho một dự án quảng cáo tất cả những thành tựu và nỗ lực của ông ấy.
Knowledge Graph card là cách tuyệt vời để tập hợp những thông tin truyền thông, và giúp bạn tác động tới việc tên của bạn , công ty của bạn được nhận ra bằng cách như thế nào.
4. Các doanh nghiệp địa phương
Các doanh nghiệp địa phương thu được nhiều lợi ích từ Knowledge Graph. Nếu nó có thể tìm thấy thông tin, Google sẽ bổ sung thông tin vào thẻ của doanh nghiệp như:
- Đánh giá của khách hàng
- Đánh giá của các nhà phê bình
- Thời gian hàng ngày
- Các tùy chọn đặt trước
- Số điện thoại
- Chỉ dẫn
- Đường link tới website
- Và nhiều thông tin khác nữa
Knowledge Graph card giúp người dùng có thể đặt bàn nhà hàng hoặc lập một cuộc hẹn trực tiếp từ SERPs. Điều này có nghĩa là người tìm kiếm sẽ dễ dàng tìm được chính xác cái mà họ đang tìm và bạn sẽ giành được một thương vụ mới với những nỗ lực ít nhất.
Để tận dụng tối đa Knowledge Graph card, bạn chỉ cần chắc chắn là doanh nghiệp của bạn đã có kết nối với Google+.
5. Phương tiện truyền thông ( Phim ảnh, TV Show, Sách, Âm nhạc…)
Nếu bạn tìm kiếm thông tin về một bộ phim mới thường xuyên, bạn có thể thấy ở trên Knowledge Graph panel các thông tin liên quan bộ phim như ratings, trailer mới, thông tin diễn viên, và ngày phát hành. Bạn cũng có thể mua vé dựa trên card này nhưng việc này phụ thuộc vào rạp chiếu phim ở chỗ bạn.
Tương tự, nếu bạn từng viết một cuốn sách hay xuất bản một nội dung thu hút được nhiều sự chú ý thông qua hoạt động tìm kiếm, sở hữu một thẻ Knowledge Graph là cách tốt để tạo ra ảnh hưởng tới khả năng hiển thị và tỷ lệ click.
6. Thông tin dinh dưỡng
Knowledge Graph là cách tuyệt vời để truyền tải các thông tin được tìm kiếm ví dụ như các link về công thức nấu ăn, lượng calo hàng ngày, và các thông tin dinh dưỡng khác. Nó đặc biệt có ích nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan tới thực phẩm, thiết kế bữa ăn, chia sẻ công thức nấu ăn.
7. Các dạng sản phẩm
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn xoay quanh những sản phẩm cụ thể, thì các thẻ về sản phẩm cũng tương tự như Knowledge Graph card của công ty, giúp tăng nhận diện thương hiệu và tỉ lệ click.
Tuy nhiên, không giống Knowledge Graph card công ty, thẻ sản phẩm không nhất thiết là phần chính trên SERPs. Phía trên đầu trang thường là dành cho các quảng cáo được tài trợ. Cần nắm rõ điều này trước khi bắt đầu tối ưu hàng ngàn trang sản phẩm trong một gambit hiển thị.
Làm thế nào để tác động tới Knowledge Graph
Để rõ ràng, tôi khẳng đinh ngay rằng không có cách nào chắc chắn để nhận được Knowledge Graph panel. Ngay cả khi bạn đánh dấu đúng, Google cũng không nhất thiết phải tôn trọng hay đưa nó vào SERPs.
Điều này đã cho thấy rằng, chúng tôi biết chính xác tài nguyên mà Google sử dụng cho biểu đồ của nó , thế nên hãy theo các bước sau đây để có cơ hội tốt nhất tăng khả năng hiện thị cho thương hiệu của bạn.
- Tận dụng Schema markup trên homepage
Schema Markup không hiển thị với người dùng nhưng lại rất quan trọng nếu như bạn muốn Knowledge Graph thu thập thông tin về công ty của bạn
Hãy điền tất cả các thông tin mà bạn cảm thấy có liên quan ví như các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp địa phương. Bất kì dữ liệu nào sử dụng Schema.org đều có thể được Knowledge Graph thu thập, thế nên hãy tận dụng sự đánh dấu nhiều như bạn mong muốn.
Xem thêm : Seo baibu 2018: 21 cách để tối ưu site của bạn trên Baidu
Nếu bạn không chắc chắn phải bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo tóm tắt của Google liên quan tới các loại đánh dấu chính được bao gồm trong tùy chỉnh của Knowledge Graph của một ai đó.
Khi bạn hoàn thành markup, hãy sử dụng tool kiểm tra cấu trúc dữ liệu của Google để chắc chắn rằng cấu trúc có dữ liệu của bạn hợp lệ.
- Được liệt kê trên Wikidata.org và Wikipedia
Chắc hẳn giờ bạn nhận ra rằng mọi Knowledge Graph đều mượn phần thông tin của công ty đó từ Wikipedia.
Google thường dựa vào Wikipedia để tìm website chính thức (trừ trường hợp bạn tự khai báo). Nếu bạn không có thông tin trên Wikipedia, bạn nên tạo thông tin trên trang này hoặc thuê một biên tập đáng tin cậy của Wikipedia làm điều này cho bạn.
Google cũng lấy một số thông tin từ Wikidata, vì vậy hãy đảm bảo bạn tạo một mục về doanh nghiệp của mình ở đó và bao gồm liên kết tới mục nhập Wikidata của bạn trong bài viết trên Wikipedia của bạn. Hướng dẫn này cho Wikidata sẽ giúp bạn bắt đầu.
- Các doanh nghiệp địa phương
Tối ưu hóa Google Maps và Trang Google+ của doanh nghiệp của bạn
Bắt đầu bằng việc thiết lập trang Google My Business và profile Google+. cách thiết lập trang Google Doanh nghiệp của tôi và hồ sơ trên Google+ của bạn. Điền đầy đủ thông tin chi tiết như giờ làm việc và đảm bảo thông tin của bạn ngắn gọn và chính xác.
Đọc ngay bài viết: 8 chiến lược đơn giản để nâng thứ hạng Local SEO của bạn
Quan trọng nhất, cần đảm bảo rằng bạn sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác thường xuyên với khách hàng, có được đánh giá mới và các trích dẫn địa phương. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn kiếm được Knowledge Graph card cho doanh nghiệp của mình.
- Xác minh tài khoản mạng xã hội
Ngay cả khi Google không thể tìm thấy trang web chính thức của bạn, bạn vẫn có thể nhận Knowledge Graph nếu hồ sơ mạng xã hội của bạn được xác định và xác minh chính xác.
Trên thực tế, một trong những cách mà Google nhận ra bạn là đại diện chính thức của thương hiệu là thông qua kênh YouTube hoặc trang Google+ của bạn, điều này cho phép bạn tự do yêu cầu thay đổi trên thẻ của mình.
- Yêu cầu thay đổi từ Google
Ngay khi bạn có thẻ, Google sẽ yêu cầu thay đổi với hai bước.
Bạn cần phải được công nhận là đại diện chính thức của thương hiệu của bạn. Làm như vậy có nghĩa là bạn sở hữu trang web chính thức của thương hiệu, kênh YouTube hoặc trang Google+ và đăng nhập vào Google với tư cách là chủ sở hữu.
Bạn cần đề xuất một thay đổi. Có thể yêu cầu thay đổi đối với hình ảnh chính, kích thước hình ảnh, URL, người, logo, thông tin mạng xã hội và nhiều hơn nữa.
Sau đó, Google sẽ xem xét 1 lần nữa đề xuất thay đổi của bạn và gửi email cho bạn khi họ quyết định có xuất bản các thay đổi của bạn hay không.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập hướng dẫn của Google để đề xuất thay đổi đối với Knowledge Graph card.
Kết luận:
Từ lâu trở về trước thì Knowledge Graph là một trong những rich results và chúng ngay lập tức gây sự chú ý của người tìm kiếm.
Ngày nay, thẻ này thu hút sự chú ý bằng 3 phương thức: hiển thị dạng băng chuyền, các snippet điển hình, các snippet chi tiết, quảng cáo Adwords và nhiều hơn nữa.
Trong khi ai đó có thể cho rằng Google dự đoán cái chúng ta muốn thấy tốt hơn thì chúng ta lại đang có thêm một thử thách khác, câu hỏi được đặt ra là “làm thế nào để chắc chắn rằng chúng ta sẽ hiển thị trước khách hàng người đang tìm kiếm sản phẩm của chúng ta”
Câu trả lời nằm ở Knowledge Graph. Nếu bạn thấy thấy doanh nghiệp của mình liên tục được chú ý bởi SERPs thì có nghĩa cả bạn và người tìm kiếm đang được hưởng lợi từ Knowledge Graph card của bạn.
Xem thêm các bài viết bổ ích khác tại: Kiến thức SEO hoặc tham khảo thêm 1 số dịch vụ tại Vietads online
Mọi ý kiến đánh giá vui lòng để lại comment ở dưới, xin chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết bày. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay.
Nếu copy về website vui lòng dẫn nguồn http://vietadsonline.com/ để thể hiện sự tôn trọng chất xám của người khác, xin cảm ơn.
Nguồn tại: https://www.searchenginejournal.com/, article: Aleh Barysevich, Edit by Việt Anh Trần
Trang chủ: https://vietadsonline.com
Danh mục: Kiến thức SEO
Tôi là Việt Anh Trần, người sáng lập tư duy “SEO 3 BƯỚC” và Vietadsonline là đơn vị cung cấp dịch vụ digital marketing, đã và đang chinh chiến hơn 400 dự án seo trong nước và quốc tế với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện chúng tôi là công ty cung cấp dịch vụ SEO, thiết kế web, quảng cáo và các mảng đào tạo. Phương châm làm việc của chúng tôi là: “cung cấp khoá học và dịch vụ tốt nhất cho bất kỳ ai”, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi.